Những căn bệnh rình rập mùa mưa bão

Đ.C(TH)| 03/08/2016 19:16
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Thời tiết thất thường mùa mưa bão cộng với điều kiện vệ sinh kém là yếu tố vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây bệnh và bùng phát thành dịch.

Dưới đây là một số bệnh luôn rình rập bùng phát trong mùa mưa bão.

Thương hàn

Đây là một bệnh dễ lây lan trong mùa mưa qua thực phẩm và nước đã nhiễm độc với các dấu hiệu như sốt cao, đau đầu, biếng ăn, tiêu chảy hoặc táo bón…Do vậy trong mùa mưa bão cần đun sôi nước uống thêm 2 phút, chế biến kỹ thực phẩm, đậy điệm thức ăn để tránh ruồi và côn trùng khác. Ngoài những bệnh tật nói trên còn cần phải kể đến những tai nạn dễ xảy ra trong mùa mưa bão như chết đuối, điện giật, cây đè vì vậy cần hết sức cẩn trọng.

Nước ăn chân

Những căn bệnh rình rập mùa mưa bão

Nguyên nhân của bệnh này là do nấm kí sinh gây ra, đặc biệt với những người hay đi chân trần, lội nước lâu. Khi bị nước ăn chân, da chân ở các kẽ bị bong vảy, ngứa ngáy, dần dẫn da bị mủn trắng, loét, chảy dịch, nứt kẽ rất đau. Bệnh gây ngứa, rát và khó chịu và có thể lan ra rìa hay mu bàn chân. Nếu để lâu, vết loét sẽ ngày càng ăn sâu và lan rộng, gây mưng mủ, sưng viêm, ảnh hưởng đến việc đi lại.

Tả

Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn dịch tả phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở những khu vực ô nhiễm, việc sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Người mắc bênh tả có biểu hiện đau bụng, đi ngoài phân lỏng thành nước, chuột rút... Ở mức độ nặng, có thể dẫn đến tiêu chảy cấp. Nếu không kịp thời chữa trị có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ghẻ

Mùa mưa thường kéo theo bão, lụt. Việc vệ sinh kém, khu vực sinh hoạt ô nhiễm khiến ghẻ có khả năng sinh sôi và lây truyền rất nhanh. Ký sinh trùng xâm nhập vào da, gây tổn thương, tạo thành những mụn nước, rãnh ghẻ. Người bệnh sẽ rất ngứa và gãi nhiều. Việc không điều trị kịp thời sẽ dẫn nhiễm khuẩn, gây mưng mủ hoặc bị viêm da.

Bệnh lỵ amip

Mùa mưa bão các bệnh về tiêu hóa rất dễ bùng phát nhất là bệnh kiết lỵ. Bệnh do ký sinh trùng amip gây ra. Bệnh lây theo đường ăn uống (phân - miệng), gây bệnh ở đường ruột và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu đường tiêu hóa gây thiếu máu hoặc có thể gây thủng ruột sốc nhiễm trùng, nhiễm độc...

Sốt xuất huyết

Những căn bệnh rình rập mùa mưa bão

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Do vậy, người dân cần tăng cường công tác vệ sinh nơi ở, loại bỏ nơi muỗi đẻ trứng. Đến khám khi có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, sốt rét để không lan thành dịch.

Bệnh về hô hấp

Thời tiết ẩm thấp, mưa gió làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp, trong đó phải kể đến cảm cúm, cảm lạnh. Cúm là bệnh thường gặp, nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thậm chí tử vong. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị.

Bệnh đau xương khớp, đau cơ

Những căn bệnh rình rập mùa mưa bão

Những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh xương, khớp thường rất sợ mùa mưa. Những ngày thời tiết thất thường khiến các cơn đau gia tăng. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc thường xuyên với nước mưa cũng khiến các bệnh về xương, khớp xuất hiện, ảnh hưởng đến khả năng vận động của con người. Vì thế, người bệnh cần hạn chế lội sông thường xuyên, tham gia các bài tập để tăng cường độ dẻo dai cho xương.

Bệnh viêm gan A

Bệnh do một loại virus lây từ người sang người khi ăn phải các thực phẩm bị nhiễm độc bởi chất thải và nước tiểu của người đã bị viêm gan A. Tình trạng này rất dễ xảy ra trong mùa mưa bão khi virus từ nơi này dễ lây lan sang nơi khác. Để phòng tránh viêm gan A cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến đồ ăn. Các loại hải sản có vỏ như sò, trai được bán khá rẻ trong mùa mưa vì dễ đánh bắt nhưng cần được nấu tối thiểu 4 phút để đảm bảo diệt hết vi khuẩn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những căn bệnh rình rập mùa mưa bão