Ngày thứ nhất thi vào lớp 10 THPT: Nói “không” với quần soóc

Bạch Dương (TH)| 08/06/2016 21:14
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Kết thúc ngày thi thứ nhất (8/6), ghi nhận tại Hà Nội, thí sinh mặc quần soóc không được vào trường thi... Có 1 thí sinh đến trường bằng xe cứu thương, ngồi giường bệnh làm bài.

Đến trường bằng xe cứu thương, ngồi giường bệnh làm bài

Đó là trường hợp của em Đào Kiều Khánh, học sinh trường THCS Tô Hoàng (Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Bị tai nạn xe máy trước kỳ thi vào lớp 10 ba ngày, Khánh được Hội đồng thi vào lớp 10 THPT đặc cách cho làm bài trên giường chuyên dụng của bệnh viện để làm bài thi.

Ngày thứ nhất thi vào lớp 10 THPT: Nói “không” với quần soóc

Em Đào Kiều Khánh tại điểm thi THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm). Ảnh: Zing

Trước đó, em được chuyển từ phòng điều trị tại Bệnh viện Việt Đức tới điểm thi THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm) bằng xe cứu thương. Cùng đi với em có 6 người thân trong gia đình.

Trong 120 phút làm bài thi môn Ngữ văn sáng nay, Khánh vừa làm bài vừa được truyền nước. Trong khi đó, một nhân viên y tá luôn theo sát em để chăm sóc.

Mặc quần soóc, không được vào trường thi

“Thí sinh không mặc quần soóc, áo quá ngắn đi thi” là một trong những quy chế thi mà học sinh trên địa bàn Hà Nội đã được nhà trường đặc biệt lưu ý. Tuy nhiên, trong buổi thi Ngữ văn sáng nay, khá nhiều thí sinh vẫn vô tư mặc quần soóc đến địa điểm thi. Kết quả, những em này không được vào trường thi, phải nhờ phụ huynh mang đồng phục đến thay.

Tại điểm thi trường THPT Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội), có em gọi điện về gia đình “cầu cứu” song không ai nghe máy. Rất may, em này được một phụ huynh khác chạy ra chợ gần trường thi mua một chiếc quần thể dục mặc tạm để kịp giờ vào phòng thi.

Ngày thứ nhất thi vào lớp 10 THPT: Nói “không” với quần soóc

Học sinh thi tại điểm thi trường THPT Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội) không được vào trường thi do mặc quần soóc. Ảnh: Dân Việt

Đề văn bất ngờ - Gợi ý đề thi môn Toán

Năm nay, số lượng học sinh dự thi vào lớp 10 ngày 8/6 là 75.000 học sinh, giảm hơn 4.000 so với năm ngoái. Hà Nội huy động hơn 9.000 giám thị tham gia công tác coi thi vào lớp 10.

Kỳ thi vào lớp 10 diễn ta từ ngày 8 - 10/6 tại Hà Nội và 11 - 12/6 tại TP HCM. Học sinh thi hệ không chuyên làm bài thi môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ.

Sáng 8/6, các thí sinh bắt đầu bước vào kỳ thi với hai môn Ngữ văn và chiều thi Toán, thời gian làm bài 120 phút. Thi hệ chuyên diễn ra trong hai ngày 9-10/6 với 1.750 chỉ tiêu.

Đề thi môn Ngữ văn sáng nay được đánh giá là hay nhưng bất ngờ, song nhiều học sinh khẳng định không quá khó. Câu nghị luận xã hội đề cập vấn đề khá quen thuộc - giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nội dung các câu còn lại bám sát chương trình học.

Buổi chiều, thí sinh làm bài môn Toán. Gợi ý bài giải như sau:

Ngày thứ nhất thi vào lớp 10 THPT: Nói “không” với quần soóc

Ngày thứ nhất thi vào lớp 10 THPT: Nói “không” với quần soóc

Ngày thứ nhất thi vào lớp 10 THPT: Nói “không” với quần soóc

Ngày thứ nhất thi vào lớp 10 THPT: Nói “không” với quần soóc

Ngày thứ nhất thi vào lớp 10 THPT: Nói “không” với quần soóc

Ngày thứ nhất thi vào lớp 10 THPT: Nói “không” với quần soóc

Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các thí sinh:

Nếu vào muộn 15 phút sau khi có hiệu lệnh làm bài, thí sinh sẽ không được vào phòng thi.

Không trao đổi, bàn bạc, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận trong phòng thi.

Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng ở bài viết, không được viết bằng bút chì (trừ khi vẽ đường tròn bằng compa), chỉ được viết một loại mực, không tẩy xóa.

Một số vật dụng được mang vào phòng thi: bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, máy tính bỏ túi không soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ, Atlat Địa lý...

Vật dụng không được mang vào phòng thi: vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền hoặc chứa thông tin.

Thí sinh chỉ có thể ra khỏi phòng thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của môn thi. Trường hợp đặc biệt, thí sinh được ra khỏi phòng thi khi được phép của giám thị trong phòng thi và phải chịu sự giám sát của giám thị ngoài phòng thi.

Kỳ thi vào lớp 10 được đánh giá căng thẳng cho cả phụ huynh và học sinh. Dự kiến, chỉ tiêu vào hệ công lập là 53.000, đáp ứng 70% nhu cầu số thí sinh dự thi. Vì thế, có khoảng 25.000 em, tương đương với 30% tổng số học sinh, sẽ phải đứng ngoài cánh cửa trường công.

Những thí sinh này có thể có thêm các lựa chọn khác. Năm nay, chỉ tiêu hệ trung học phổ thông ngoài công lập của Hà Nội là 14.500 học sinh, các trung tâm giáo dục thường xuyên tuyển 8.150 em, trường trung cấp chuyên nghiệp tuyển 5.850 chỉ tiêu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngày thứ nhất thi vào lớp 10 THPT: Nói “không” với quần soóc