Khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, một trong những giải pháp để phòng tránh lây lan là hạn chế tiếp xúc. Và không gì tuyệt vời hơn khi người dùng ngồi ở nhà vẫn có thể mua sắm, thanh toán, nạp tiền online… qua kênh ngân hàng trực tuyến.
Thanh toán không tiền mặt lên ngôi
Gần đây, khi con gái được nghỉ học cấp 1 để phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19), sinh hoạt của gia đình chị Khanh (ngụ quận Hải Châu, Đà Nẵng) thay đổi đáng kể. Để hạn chế đến nơi đông người, chị Khanh chuyển sang mua sắm online, từ đặt đồ ăn cho gia đình, đồ chơi, sách vở cho con cũng thanh toán trực tuyến, giao hàng tại nhà…
“Trước đây, một số hóa đơn chi tiêu, mua sắm trong gia đình như điện, nước, điện thoại đã được tôi thanh toán trực tuyến; đi siêu thị, đóng tiền học phí thì cà thẻ. Tuy nhiên, từ khi có dịch, con được nghỉ học, gia đình hạn chế đi ra ngoài, tôi càng thấy sự tiện ích của thói quen thanh toán không tiền mặt. Chỉ cần ngồi ở nhà, mọi người vẫn dễ dàng mua được hàng hóa, dịch vụ mình qua vài cú chạm trên di động hoặc nhấp chuột máy tính…” - chị Khanh bày tỏ.
Nhiều người khác “mê” ngân hàng điện tử hơn còn gửi tiết kiệm online; hay săn ưu đãi trên ứng dụng Mobile Banking khi mua sắm trên các trang thương mại điện tử…
Anh Hoàng (nhân viên văn phòng, làm việc tại quận 3, TP HCM) cho biết khoảng 2 năm nay, anh chỉ tới giao dịch tại quầy khi cần thiết bởi đã chuyển dần sang kênh ngân hàng điện tử. “Không chỉ thanh toán các loại hóa đơn, chuyển tiền, mà gửi tiết kiệm, tái tục, đáo hạn tôi cũng thực hiện qua online. Tôi nhận lương qua ngân hàng MSB nên cũng mở thẻ tín dụng ở ngân hàng này để tranh thủ nhiều chương trình ưu đãi. Đặc biệt, phí chuyển tiền nội bộ, liên ngân hàng miễn phí nên cảm giác thoải mái dùng dịch vụ hơn” - anh Hoàng chia sẻ.
Trước diễn biến còn phức tạp của dịch bệnh, nhiều ngân hàng thương mại cũng khuyến khích khách hàng giao dịch trực tuyến để hạn chế tiếp xúc, vừa bảo đảm an toàn mà vẫn tiện lợi, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 thời gian qua giúp các kênh thanh toán không tiền mặt lên ngôi, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng điện tử.
Miễn phí, thêm nhiều cơ hội gia tăng trải nghiệm
Thay vì tăng phí giao dịch online như những năm trước, một số ngân hàng chọn cách miễn phí để thu hút người dùng, tăng cơ hội trải nghiệm cho khách hàng. Như tại MSB, người dùng mở tài khoản MSB sẽ được miễn phí nhiều loại giao dịch, đặc biệt là giao dịch chuyển khoản nội bộ hay liên ngân hàng. Điều này giúp xóa nỗi lo về phí, nhất là với đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp thường xuyên giao dịch qua ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến…
Đặc biệt, xu hướng đăng ký gói tài khoản để được hưởng nhiều lợi ích, ưu đãi hơn cũng được khách hàng truyền tai nhau, như một cách tiết kiệm tài chính thông minh. Đơn cử, người dùng đăng ký gói tài khoản tại MSB sẽ được miễn phí phát hành và phí thường niên thẻ; hưởng ưu đãi tới 50% khi thanh toán qua thẻ với thẻ thế giới ưu đãi JOY hay nhận lãi suất cao hơn tới 0,5%/năm so với lãi suất tại quầy khi thực hiện gửi tiết kiệm.
Một số gói tài khoản còn được “đo ni đóng giày” riêng cho nhóm đối tượng khách hàng nhằm giúp họ có được ưu đãi tốt nhất. Vi dụ như gói M-Pro, chủ tài khoản nhận hoàn tiền đến 3,6 triệu/năm (hoàn 1%, tới 200.000 đồng/tháng cho các chi tiêu qua thẻ thanh toán MSB Visa tại các nhà hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm, trạm xăng dầu..., và hoàn 5%, tới 100.000 đồng/tháng khi thanh toán hóa đơn và nạp tiền điện thoại tự động trên hệ thống Ngân hàng điện tử). Hay gói tài khoản M-Business khách hàng được miễn 100% phí chuyển khoản trực tuyến, hạn mức chuyển tiền nhanh liên ngân hàng tối đa 20 tỉ/ngày…
Theo các chuyên gia, thanh toán điện tử đang tăng mạnh khi khách hàng vẫn có nhu cầu mua sắm, thanh toán, giao dịch mà ngại tiếp xúc nơi đông người, phòng tránh lây lan dịch bệnh. Lúc này, ngân hàng nào đem lại tiện ích, trải nghiệm, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng điện tử tốt hơn sẽ tạo lợi thế cạnh tranh để thu hút khách hàng.