Liệu pháp ngâm rửa chân là một cách điều trị bệnh qua việc dùng nước nóng hay nước thuốc để ngâm, rửa chân. Việc làm này có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, chữa trị chứng di tinh...
Gần đây, các nhà y học theo nguyên lý học thuyết kinh lạc Đông y đã phát hiện ngũ tạng lục phủ có vùng tương ứng ở đôi chân. Khi rửa chân đồng thời thực hiện xoa bóp các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh.
Dưới đây là những lợi ích từ việc ngâm chân, sẽ giúp bạn ngừa bệnh và phòng rét ngày lạnh vô cùng hiệu quả!
1. Ngâm chân với nước gừng
Ngâm chân với gừng giúp bổ dương và loại bỏ hàn khí
Cho gừng đã được đập dẹp (không cần giã nhỏ) và hoa hồng vào miếng vải thưa. Sau đó thả vào nước và cho thêm một thìa cafe muối ăn vào để làm nước ngâm châm. Ngâm chân theo cách này rất hiệu quả trong việc bổ dương và loại bỏ khí lạnh.
2. Ngâm chân với nước hoa hồng
Ngâm chân với hoa hồng giúp trị chứng đau mỏi lưng
Chia 1 lạng hoa hồng thành 10 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa, bọc lại rồi thả vào nước nóng. Sau đó, cho thêm một muỗng muối, xông chân trước rồi mới bắt đầu ngâm. Ngâm chân theo cách này có tác dụng chữa chứng đau mỏi lưng rất tốt.
3. Ngâm chân với nước ngải cứu
Ngâm chân với ngải cứu giúp trị chứng phong hàn
Chia 1 lạng lá ngải thành 5 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa vào nồi nước đun sôi. Xông chân trước rồi sau đó mới ngâm chân. Cách này giúp trị chứng phong hàn, lạnh chân, mỏi lưng và bệnh hô hấp.
Trong quá trình ngâm chân, không phải ai cũng ra mồi hôi ngay từ lần đầu thực hiện. Do vậy, bạn cần kiên trì trong nhiều ngày và nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi quyết định lựa chọn một phương pháp phù hợp với mình để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Những người bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, đau mỏi xương khớp, đau lưng, đau dạ dày... đều có thể sử dụng ngâm chân để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, việc ngâm chân không được thực hiện bừa bãi mà phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: 1. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân. Bạn có thể lựa chọn ngâm chân từ 10 đến 15 phút. 2. Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt. 3. Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch. 4. Nên dùng chậu hoặc thùng gỗ thay vì dùng đồ làm bằng chất liệu khác. Vì gỗ giúp hấp thụ các vị thuốc (như nước lá ngâm chân) hiệu quả hơn. |