Không giống như Mỹ, Nga muốn xây dựng một thế giới đa cực dựa trên các mối quan hệ bình đẳng và tôn trọng đa phương.
Tổng thống Putin có phiên đối thoại thường niên trực tiếp qua truyền hình với người dân ngày hôm qua (16/4).
Bình luận trên được các nhà phân tích đưa ra ngày hôm qua (16/4), khi nói về nhận định của Tổng thống Vladimir Putin trong việc Washington tuyên bố độc quyền là trung tâm quyền lực độc nhất, và đang tìm kiếm “các nước chư hầu” hơn là các đồng minh.
Hôm qua, Tổng thống Putin có phiên đối thoại thường niên trực tiếp qua truyền hình với người dân.
Sau khi trả lời các vấn đề kinh tế, ông chủ Điện Kremlin đã có những câu trả lời thẳng thắn về quan hệ đối ngoại của Nga, đặc biệt trong vấn đề liên quan đến xung đột ở miền đông Ukraine.
Về căng thẳng hiện nay giữa Nga và phương Tây, Tổng thống Putin khẳng định, Moscow sẽ không “giận dỗi”, xa lánh hay tự cô lập mình mà luôn sẵn sàng hợp tác, bất chấp thái độ thù địch của một số nước. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh để khôi phục lại quan hệ, Mỹ và phương Tây cần phải có thái độ tôn trọng đối với nước Nga và Nga sẽ không bao giờ là một nước “chư hầu”.
Theo nhà lãnh đạo nước Nga, các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp dụng với Nga liên quan đến vấn đề Ukraine không có tác dụng. Ông nhấn mạnh: “Gây sức ép với nước Nga sẽ không bao giờ có hiệu quả mà cần phải tìm kiếm sự thỏa hiệp”.
Ông Stevan Gajic, thành viên tại Viện Nghiên cứu châu Âu Belgrade, Serbia cho rằng, mục tiêu của Nga với vai trò một cường quốc thế giới sẽ tạo ra một hệ thống đa cực nhằm chống lại chính sách đối ngoại truyền thống của Mỹ là coi phần thế giới còn lại như “sân sau” của mình.
Ông Gajic phát biểu với Sputnik: “Như nhiều quốc gia khác, Nga đang cố gắng tạo ra một hệ thống các mối quan hệ quốc tế bình đẳng, ủng hộ một thế giới đa cực. Nhưng điều đó mâu thuẫn với chính sách của Mỹ cùng với các đại sứ của mình, những người hành động như thể họ ở trên đất của mình ở nhiều nơi trên toàn thế giới”.
Nút đỏ trong quan hệ Nga - Mỹ
Còn ông Martin Braxatoris, đồng Chủ tịch tại Cổng thông tin Slovakia Despite Borders.com thì nhất trí rằng, Mỹ đang hướng đến việc tạo ra một thế giới đơn cực.
Nga và các nước như thành viên của khối BRICS (bao gồm Nga, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi) sẽ không đủ lợi nhuận cho các nền kinh tế mới nổi.
“Rõ ràng, một trong những điều quan trọng nhất đối với Mỹ là tạo ra một thế giới đơn cực… Trong hoàn cảnh hiện nay, việc Nga cố gắng giữ thái độ cách biệt với quan điểm đó (của Washington) là điều hợp lý”, ông Braxatoris nhận định.
Một chuyên gia của Anh, ông Marcus Papadopoulos trước đó cho rằng, Mỹ không sử dụng quan hệ đối tác bình đẳng mà chỉ cần quốc gia sẽ “vận động” cho quyền lợi của mình. Ông đã nêu tên Anh, Israel, Arập Xêút được xem như ba nước vệ tinh chính của Mỹ, cùng với Ba Lan và các quốc gia khu vực Baltic là những bổ sung gần đây nhất.
Mối quan hệ của Moscow với phương Tây có thể nói đã chạm đáy sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm ngoái, sau một cuộc trưng cầu dân ý.
Mỹ, Liên minh châu Âu và các đồng minh của mình liên tục cáo buộc Nga đã “thôn tính bất hợp pháp” bán đảo này và đổ dầu vào lửa xung đột vũ trang ở miền đông Ukraine. Sau đó, một loạt biện pháp trừng phạt đã được đưa ra nhằm áp đặt cho Nga.
Về phía Nga, chính quyền Tổng thống Putin nhiều lần bác bỏ những lời buộc tội “vô căn cứ” này.