Năm học 2016-2017 sinh viên cao đẳng sư phạm giảm 14,3% so với năm học 2015-2016

Xuân Diệp| 23/08/2017 07:06
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2016-2017, quy mô sinh viên đại học là 1.767.879 (tăng 0,8% so với năm học 2015-2016); quy mô sinh viên cao đẳng sư phạm của các trường cao đẳng sư phạm 47.800 sinh viên (giảm 14,3% so với năm học 2015-2016).

Trong năm học 2016 - 2017, giáo dục đại học đã tập trung nâng dần các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo: kịp thời điều chỉnh phương án tuyển sinh đảm bảo chất lượng, hiệu quả; phát triển đa dạng các hình thức đào tạo chất lượng cao.

Ổn định quy mô, phát triển đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; triển khai khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp; xây dựng, trình ban hành cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia đảm bảo tính khoa học và tương thích với hệ thống giáo dục các nước trong khu vực.

Năm học 2016-2017 sinh viên cao đẳng sư phạm giảm 14,3% so với năm học 2015-2016

Ghi chú các khối ngành của Biểu đồ số 19: (1) Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; (2) Nghệ thuật; (3) Kinh doanh và quản lý, pháp luật; (4) Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên; (5) Toán thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất chế biến, kiến trúc xây dựng, nông lâm và thủy sản, thú y; (6) Sức khỏe; (7) Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí thông tin, dịch vụ xã hội, khách sạn du lịch, thể thao, và dịch vụ cá nhân, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng. Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2017

Về quy mô đào tạo: năm học 2016-2017, quy mô sinh viên đại học là 1.767.879 (tăng 0,8% so với năm học 2015-2016); quy mô sinh viên cao đẳng sư phạm của các trường cao đẳng sư phạm 47.800 sinh viên (giảm 14,3% so với năm học 2015-2016).

Năm học 2016-2017, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã tổ chức hội thảo về thực trạng và các giải pháp cần thiết để củng cố và phát triển hệ thống các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đã tổ chức triển khai nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động của các trường đại học ngoài công lập nhằm xây dựng bức tranh tổng thể, phản ánh đúng thực trạng hoạt động của hệ thống đại học ngoài công lập làm cơ sở đề xuất phương hướng, cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả hoạt động của các trường đại học ngoài công lập trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo nói chung và cơ sở giáo dục đại học nói riêng.

Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng Hà Nội đã được thành lập và đi vào hoạt động với nhiệm vụ tham mưu, phản biện giúp Đảng ủy khối phản ánh đề nghị với Đảng, Nhà nước, Thành ủy và các bộ ngành về công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế và phối hợp trong lĩnh vực chuyên môn.

Các cơ sở giáo dục đại học phối hợp với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo, tổ chức cho sinh viên thực hành, gắn việc học lý thuyết với thực hành để sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động; thực hiện kết nối với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng để sau khi sinh viên ra trường tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng đang hoàn thiện quy trình đề xuất Chính phủ xây dựng chính sách hỗ trợ người dân tộc thiểu số trong nhóm dân tộc có nguồn nhân lực thấp học cao học, nghiên cứu sinh; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, nâng mức hỗ trợ đối với sinh viên người dân tộc thiểu số đang học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng đã đề xuất và được Chính phủ đồng ý tiếp tục thực hiện các chính sách phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề ở các tỉnh Tây Nguyên, các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Năm học 2016-2017 sinh viên cao đẳng sư phạm giảm 14,3% so với năm học 2015-2016