Theo một báo cáo của Without Borders cho biết đã có 56 nhà báo thiệt mạng trong năm 2014.
Ngày 02/11, "Ngày Quốc tế chấm dứt tình trạng tội ác không bị trừng phạt" chống lại nhà báo. Ngày này đã được chọn vào năm 2013 trong kỳ họp thứ 68 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để tưởng nhớ cái chết của hai nhà báo Pháp, Ghislaine Dupont và Claude Verlon đã thiệt mạng tại Mali.
Mỹ đánh giá Mexico là đất nước nguy hiểm nhất cho các nhà báo của họ
Cộng đồng các nhà báo toàn cầu đã liệt kê có 56 nhà báo thiệt mạng trong năm 2014. Trong đó, nhiều nhất có 11 nhà báo đã bị giết chết ở Syria, Palestine 7 người, Iraq 5 người, Libya 4 người và Ukraine 5 người.
Bên cạnh đó, ở Brazil, Colombia, Pakistan, Paraguay và CAR (Cộng hòa Trung Phi) Afghanistan và Philippines có 2 nhà báo bị thiệt mạng.
Tiếp đến là Bangladesh, Ai Cập, Guinea, Ấn Độ, Mexico, DRC (Cộng hòa Dân chủ Congo), Nga và Somalia mỗi quốc gia có 1 nhà báo thiệt mạng.
Theo báo cáo của Without Borders, những con số được đưa ra chỉ bao gồm những vụ giết người mà tổ chức này đã chứng minh được và được tiến hành kết hợp với cơ quan báo chí, chưa kể đến những trường hợp bị giết khi các nhà báo hoạt động ngầm hoặc không có liên kết với các tổ chức.
Ngày 02/11 năm nay được chọn là Ngày Quốc Tế chấm dứt tình trạng tội ác không bị trừng phạt
Trong một báo cáo trước đó "Các nước nguy hiểm nhất cho nhà báo Mỹ” của Mỹ đã được công bố vào ngày 30/9. Theo đó, báo cáo chỉ ra rằng Mexico là quốc gia nguy hiểm nhất cho các nhà báo. Với 81 nhà báo đã bị giết kể từ năm 2000.
Ngày 30/10, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã ban hành một tuyên bố trong đó kêu gọi nhanh chóng và triệt để điều tra các cuộc tấn công vào các nhà báo.
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 11 hàng năm, trang web của “Ngày Quốc tế chấm dứt tình trạng tội ác không bị trừng phạt” hoạt động, khuyến khích các cá nhân ký một thỉnh nguyện thư, gửi một bức thư phản đối, hoặc nâng cao nhận thức và nhu cầu công lý cho các nghệ sĩ, nhà báo, nhạc sĩ, nhà văn và những người ủng hộ tự do ngôn luận trên toàn thế giới, những người bị bách hại vì thực hiện quyền tự do ngôn luận thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Ngoài ra, các Tổ chức tự do ngôn luận tổ chức sự nhiều kiện khác nhau trên thế giới để hưởng ứng ngày này.