Môn giáo dục công dân: Giáo dục học sinh biết giá trị của đồng tiền

Xuân Diệp| 30/04/2018 16:24
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Xây dựng các chủ đề có nội dung giáo dục tài chính là chủ đề xuyên suốt được ban soạn thảo chương trình môn Giáo dục công dân nhấn mạnh. Theo đó, các chủ đề giáo dục tài chính sẽ được xây dựng từ cấp Tiểu học đến THPT.

Theo như tổng chủ biên chương trình môn giáo dục công dân – Đào Đức Doãn chia sẻ tại Hội thảo “Lồng ghép giới và giáo dục tài chính trong Chương trình giáo dục phổ thông”, chương trình môn Giáo dục công dân đã dự thảo lồng ghép giới và giáo dục tài chính ngay từ cấp Tiểu học.

Cấp Tiểu học

Môn giáo dục công dân: Giáo dục học sinh biết giá trị của đồng tiền

Đối với học sinh lớp 5: Chủ đề “Sử dụng tiền hợp lý”, có nội dung giáo dục về sự cần thiết phải sử dụng tiền hợp lý và cách sử dụng tiền hợp lý. Ảnh minh họa. Hải Nam.

Theo đó, chương trình giáo dục tài chính ở Tiểu học:

Lớp 4: Chủ đề “Tiền và giá trị của tiền”, có nội dung giáo dục về mệnh giá, các loại tiền Việt Nam, giá trị các loại tiền, quý trọng tiền và tiết kiệm tiền.

Lớp 5: Chủ đề “Sử dụng tiền hợp lý”, có nội dung giáo dục về sự cần thiết phải sử dụng tiền hợp lý và cách sử dụng tiền hợp lý.

Chương trình THCS

Lớp 6: Chủ đề “Tiết kiệm”, có nội dung giáo dục về tiết kiệm và hình thức tiết kiệm, ý nghĩa của tiết kiệm và rèn luyện ý thức tiết kiệm.

Lớp 7: Chủ đề “Quản lý tiền”, có nội dung giáo dục về ý nghĩa của quản lý và sử dụng hiệu quả tiền, nguyên tắc quản lý tiền, phương pháp quản lý tiền và sử dụng tiền một cách hiệu quả.

Lớp 8: Chủ đề “Lập kế hoạch chi tiêu” có nội dung giáo dục sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu, nguyên tắc, phương pháp lập kế hoạc chi tiêu, rèn luyện thói quen lập kế hoạch chi tiêu.

Lớp 9: Chủ đề “Người tiêu dùng thông thái”, có nội dung giáo dục về lợi ích của tiêu dùng thông thái, các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng thông thái, biện pháp để trở thành người tiêu dùng thông thái.

Môn giáo dục công dân: Giáo dục học sinh biết giá trị của đồng tiền

Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Chương trình THPT

Lớp 10: Chủ đề “Ngân sách nhà nước và chính sách thuế”, có nội dung giáo dục về đặc điểm của ngân sách nhà nước, vai trò của ngân sách nhà nước, vai trò của thuế, một số loại thuế phổ biến, quyền và nghĩ vụ công trong việc thực hiện biện pháp ngân sách nhà nước và pháp luật thuế.

Chủ đề “Tín dụng và ngân sách sử dụng các dịch vụ tín dụng”, có nội dung giáo dục về đặc điểm của tín dụng, vai trò của tín dụng. dịch vụ tính dụng và cách sử dụng một số dịch vụ tín dụng.

Chủ đề “Lập kế hoạch cho tài chính cá nhân”, có nội dung giáo dục về khái niệm kế hoạch tài chính cá nhân, tầm quan trọng của kế hoạch tài chính cá nhân, các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Lớp 11: Chủ đề “Ý tưởng kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh”, có nội dung giáo dục về: ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh, tầm quan trọng của xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh, tạo ý tưởng kinh doanh, các năng lực cần thiết của kinh doanh.

Chủ đề “Lạm phát, thất nghiệp”, có nội dung giáo dục về nguyên nhân của lạm phát, thất nghiệp, ảnh hưởng của lạm phát, thất nghiệp đối với nền kinh tế, trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống lạm phát, thất nghiệp.

Chủ đề “Vai trò của tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng Việt Nam”, có nội dung giáo dục về khái niệm tiêu dùng, người tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, vai trò của tiêu dùng đói với sự phát triển kinh tế, văn hóa tiêu dùng Việt Nam và biện pháp xây văn hóa tiêu dùng.

Lớp 12: Chủ đề “Chính sách bảo hiểm và an sinh xã hội” có nội dung giáo dục về sự cần thiết của bảo hiểm, các loại hình thức bảo hiểm, các chính sách an sinh xã hội cơ bản, trách nhiệm của công dân trong tham gia bảo hiểm và an sinh xã hội.

Chủ đề “Quảng lý thu, chi trong gia đình” có nội dung giáo dục về sự cần thiết trong quản lý thu, chi trong gia đình, nguyên tắc quản lý thu, chi trong gia đình, cách lập kế hoạch thu, chi trong gia đình, rèn luyện thói quen lập kế hoạch thu, chi trong gia đình.

Chủ đề “Kế hoạch kinh doanh và cách thiết lập kế hoạch kinh doanh”, có nội dung giáo dịc về sự cần thiết lập kế hoạch kinh doanh,các bước lập kế hoạch kinh doanh.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Môn giáo dục công dân: Giáo dục học sinh biết giá trị của đồng tiền