Theo Reuters, vào tháng tới, Tổ chức thiện nguyện bác sỹ không biên giới (MSF) sẽ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin để tìm ra cách điều trị hiệu quả cho bệnh nhân Ebola ở Tây Phi.
Đợt bùng phát dịch Ebola bắt đầu từ tháng 3 năm nay tại Guinea, tổng số ca nhiễm Ebola được ghi nhận hơn 14.000 người. Dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của 5.160 người. Đợt dịch tồi tệ nhất được ghi nhận trong lịch sử đang tiếp tục hoành hành tại Tây Phi.
Mới đây, Tổng thống Liberia, Ellen Johnson Sirleaf đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp áp dụng trong cả nước do số ca nhiễm mới hàng tuần đang giảm dần. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho người dân vùng dịch Ebola.
Trong một bài phát biểu trên đài phát thanh Tổng thống đã tuyên bố rằng lệnh giới nghiêm ban đêm sẽ được giảm đi và sẽ chuẩn bị mở cửa lại trường học.
Tuy các ca nhiễm Ebola mới được ghi nhận đã giảm dần nhưng căn bệnh vẫn là mối lo lắng của cả thế giới
Tổ chức MSF đã giúp đỡ các nhà lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại virus gây bệnh Ebola. Các trung tâm điều trị của MFS sẽ tổ chức ba dự án nghiên cứu riêng biệt.
1. Tại trung tâm nghiên cứu Ebola, Donka ở Conakry, Guinea, do Viện Y học Nhiệt đới Antwerp (ITM) đứng đầu, thử nghiệm phương pháp điều trị máu và huyết tương. Với phương pháp này, huyết thanh từ người nhiễm Ebola sống sót được truyền cho các bệnh nhân Ebola khác. Lý thuyết cho rằng các kháng thể từ máu người hiến sẽ giúp bệnh nhân chống lại virus nguy hiểm để tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.
Phát ngôn viên của MSF Tiến sĩ Annick Antierens nói: “ Đây là thử nghiệm mang lại hy vọng mới cho các bệnh nhân trong việc điều trị dịch bệnh Ebola”. Các thử nghiệm đầu tiên sẽ được bắt đầu vào tháng tới. Kết quả ban đầu có thể được công bố vào tháng 2/2015.
Đã có một số nghiên cứu cho thấy liệu pháp truyền máu từ bệnh nhân Ebola sống sót giúp chữa trị bệnh Ebola. Tuy nhiên cho tới nay, chưa chứng minh phương pháp truyền máu từ các bệnh nhân sống sót là cách chữa bệnh hiệu quả. Dù vậy, thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp hồi phục sau khi nhận liệu pháp điều trị này. WHO cũng tin rằng đây là liệu pháp đầy hứa hẹn cho các trường hợp nhiễm trong tương lai.
Theo BBC, nhóm nghiên cứu từ ITM Johan van Griensven cho biết, đầu tiên là xác định những bệnh nhân Ebola đã được chữa khỏi bệnh sẵn sàng hiến máu sau đó tổng hợp lại nguồn máu thực tế, và dùng máu đó để truyền cho những bệnh nhân mắc bệnh.
2. Tại một trang web chưa được chính thức công bố, được tài trợ bởi Wellcome Trust và dẫn đầu bởi trường Đại học Oxford, thử nghiệm bằng cách sử dụng thuốc kháng virus, brincidofovir. Nó hoạt động bằng cách can thiệp vào khả năng nhân lên của virus.
3. Tại Gueckedou, Guinea, do Viện Y tế và nghiên cứu y học Pháp (INSERM) đứng đầu, thử nghiệm thuốc kháng virus favipiravir.
Những thử nghiệm sẽ được tiến hành nhanh chóng
Tổ chức Y tế Thế giới công bố vào tháng Chín rằng phương pháp điều trị thử nghiệm và vắc-xin cho Ebola sẽ được tiến hành nhanh chóng. Ngoài 2 loại vắc-xin trên còn có năm loại vắc-xin thử nghiệm cũng đã được phát triển và sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào năm tới.
Khoảng 400 người tham gia trong các cuộc thử nghiệm đầu tiên và họ sẽ tiếp tục đến các trung tâm khác nếu kết quả ban đầu tốt đẹp.
Một loạt các thử nghiệm lâm sàng khác nhau sẽ được các chuyên gia tiến hành ở Liberia, Sierra Leone và Guinea để tạo ra hệ thống cơ sở dữ liệu hiệu quả đầu tiên vào tháng 4/2015.