Đu đủ là một loài cây quả phổ biến trong vườn nhà người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng lá của cây đu đủ có công dụng chữa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.
Sốt xuất huyết - căn bệnh nguy hiểm
Hiện, thời tiết đang vào mùa mưa - mùa dễ bùng phát dịch sốt xuất huyết. Theo BS. Lê Xuân Thuỷ, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 65.339 trường hợp mắc sốt xuất huyết và có 20 trường hợp tử vong.Tính đến hết ngày 10.11.2016, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tại TP. Hồ Chí Minh là 15.874, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2015. Tại tỉnh Quảng Nam, tinh hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, gây lo lắng trong nhân dân. Chính quyền và các đơn vị chức năng đang nỗ lực phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đang nóng lên trên địa bàn.
Dịch bệnh đang bùng phát nhanh tại huyện Núi Thành, Quảng Nam. Dịch bệnh xuất hiện từ tháng 6 với 33 ca mắc và tăng lên trong những tháng tiếp theo. Cao điểm vào tháng 10, toàn huyện có hơn 190 ca mắc sốt xuất huyết. Đến nay, huyện đã phát hiện 15 ổ dịch sốt xuất huyết, với hơn 450 ca bệnh, tăng trên 2,5 lần tổng số ca mắc trong năm 2015. Nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh tình hình dịch bệnh cũng đang phức tạp, khó lường, nhất là thời tiết mưa, nắng thất thường như thời gian qua.
Sốt xuất huyết đamh bùng phát nhanh tại huyện Núi Thành (Quảng Nam) - Ảnh : ANTV
Trước tình hình dịch bệnh do virus Zika vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, vừa qua, Bộ Y tế ban hành chỉ thị đến các giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tăng cường phòng chống dịch bệnh. Nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu trong việc này là phải bằng cách triệt phá môi trường sống của muỗi cũng như loăng quăng (bọ gậy) - nguồn gây bệnh do virus Zika và bệnh sốt xuất huyết.Để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết lây lan, Trung tâm Y tế và các địa phương phun hóa chất ở những ổ dịch, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết đến người dân.
Lá đu đủ - thuốc chữa sốt xuất huyết dễ kiếm, dễ làm
Đu đủ là loài cây quen thuộc trong vườn nhà người dân. Lá đu đủ được Đông y sử dụng trong nhiều bài thuốc, đặc biệt là bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết bằng lá đu đủ hiệu quả.
Những nghiên cứu về tác dụng của lá đu đủ đối với bệnh sốt xuất huyết của Tiến sĩ S. Kathiresan (Đại học AIMST - Malaysia) đã chỉ ra rằng, lá đu đủ có hàm lượng Vitamin cao, có thể giúp tủy xương đẩy mạnh việc sản xuất tiểu cầu, dẫn đến tăng đề kháng cho cơ thể.
Đu đủ là loài cây quen thuộc trong vườn nhà người Việt
“Hậu quả chính của virus gây sốt xuất huyết là đối với việc sản xuất tiểu cầu. Thông thường, một tiểu cầu sống khoảng 5 đến 10 ngày trong cơ thể chúng ta và có thể bổ sung thêm khi cần thiết. Trong thời gian hoành hành, virus gây sốt xuất huyết phá hủy khả năng sản xuất tiểu cầu mới của cơ thể. Số lượng tiểu cầu ở một người bình thường dao động từ 150.000 đến 250.000/microlitre máu. Khi bị nhiễm bệnh, số lượng tiểu cầu của bệnh nhân sẽ bắt đầu giảm. Một lượng tiểu cầu dưới 100.000/microlitre là đáng báo động, cần điều trị ngay lập tức. Lượng tiểu cầu xuống dưới 50.000/microlitre có thể gây tử vong”, tiến sĩ Kathiresan cho biết.
Bài thuốc chữa sốt xuất huyết bằng lá đu đủ
Lấy 1 lá đu đủ bánh tẻ và rửa sạch
Lá đu đủ chứa rất nhiều vitamin C giúp kích thích hệ miễn dịch
Sau đó nghiền hoặc xay chúng thành hỗn hợp bột nhuyễn (không được cho thêm nước khi xay hay nghiền lá đu đủ)
Lá đu đủ chứa một loại enzym gọi là carpaine giúp làm sạch máu và tăng số lượng tiểu cầu
Bóp hay lọc lá đu đủ đã được nghiền nhuyễn để lấy nước cốt.
Lá đu đủ được Đông y sử dụng trong nhiều bài thuốc
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-10ml nước ép lá đu đủ.
Có thể thêm đường thốt nốt hoặc mật ong để dễ uống hơn
Nước lá đu đủ thường đắng và có vị khó uống. Nếu khó uống quá, bạn có thể thêm vào 1 thìa cà phê mật ong hoặc 1 mẩu đường thốt nốt để dễ uống hơn.
Không nên uống nước ngay sau khi uống nước lá đu đủ.