Review V.N.M ETF: Sẽ có trường hợp ngoại lệ?

09/06/2014 13:19
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tiếp nối quỹ FTSE Vietnam UCITS ETF, ngày 13/06 tới đây, quỹ ETF do Van Eck Global quản lý sẽ công bố review danh mục.

Nhận định về dự kiện này, các chuyên gia đều cho rằng khả năng sẽ không có cổ phiếu nào được thêm vào hay loại ra khỏi rổ danh mục của quỹ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện trường hợp ngoại lệ thì khả năng IJC có thể được thêm vào danh mục.

Ông Nguyễn Hồng Điệp – Giám đốc Kinh doanh CTCK Vndirect (VND): “Khả năng Market Vectors Vietnam Index (VNM) sẽ giữ nguyên Danh mục rổ chỉ số hoặc thêm mới vào duy nhất 1 mã là IJC”.

Tuy nhiên IJC đang thiếu hụt thanh khoản một kỳ, một trong những điều kiện của quỹ. Với trường hợp VNM đưa IJC vào thì đây sẽ là trường hợp ngoại lệ (đã từng xảy ra trong quá khứ).

Đặc biệt, với quỹ VNM, ông đưa ra lưu ý, do tỷ trọng các cổ phiếu Việt Nam trong rổ tính của VNM tính đến kết thúc ngày 30/05 chỉ chiếm 67% so với tổng danh mục nên VNM bắt buộc phải nâng tỷ trọng cổ phiếu Việt nam lên 70% và sẽ phải mua thêm khoảng 3%, ước tính khoảng 320 tỷ đồng so với tổng tỷ trọng. Khả năng những cổ phiếu sẽ được tăng mua là STB, BVH, PVS. Bên cạnh đó, một số cổ phiếu cũng được thay đổi tỷ trọng trong rổ cơ sở so với kỳ Review trước, nhưng thực tế sẽ không tăng tỷ trọng như VCB, SHB, KBC.

Ở chiều ngược lại, VIC khả năng sẽ bị giảm tỷ trọng cổ phiếu khá mạnh do vừa qua có giao dịch thỏa thuận của khối nhà đầu tư nước ngoài làm cho tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại cổ phiếu VIC thay đổi. Ngoài VIC, GMD cũng có thể bị giảm tỷ trọng.

Một trong những tính chất cơ bản của ETF là hoạt động hoán đổi CCQ và NAV của Danh mục chứng khoán trong rổ chỉ số. Với việc chênh lệch này đang dương, ông Điệp cho rằng kỳ review này sẽ mang tính tích cực, do các quỹ ETFs rót thêm tiền để mua và nâng tỷ trọng một số cổ phiếu. Và kết quả đạt được là các nhà đầu tư nước ngoài trong 2 tuần cơ cấu sẽ mua ròng.

Về tác động đến thị trường, với việc mua các cổ phiếu mang tính dẫn dắt sẽ giúp VN-Index khó giảm và mang tính tích cực. Sau giai đoạn tích lũy quanh vùng cân bằng 550-560, index đã có dấu hiệu bứt phá đi lên. Ông dự báo sẽ có sự phục hồi của VN-Index và chỉ số này có thể lên mốc 580-585 do lượng mua được tập trung vào cổ phiếu lớn và mang tính dẫn dắt.

Tương tự, ông Phan Dũng Khánh – Giám đốc Tư vấn Đầu tư CTCK Maybank Kim Eng (MBKE): “Nhiều khả năng sẽ không có cổ phiếu nào được thêm vào hay loại khỏi danh mục của ETF VNM trong đợt cơ cấu lần này”.

Ông cũng lưu ý xác suất thêm mới IJC nhưng không cao do vẫn vướng tiêu chí giá trị giao dịch trung bình ở hai kỳ cơ cấu trước đó. Ngoài ra, ông Khánh cho biết, theo CTCK MBKE tính toán thì VNM cũng có thể loại bỏ GMD nhưng xác suất này cũng rất thấp.

Tại kỳ cơ cấu quý 1/2014, ETF VNM vẫn giữ nguyên mức free float của STB là 10%, bất chấp thông tin được đưa ra về việc điều chỉnh tăng tỷ lệ room nhà đầu tư nước ngoài tại STB từ 10% lên 30%.

Nếu trong đợt cơ cấu lần 2/2014 ETF VNM tính đến thay đổi này, free-float của STB sẽ được tăng lên và kéo theo tỷ trọng của cổ phiếu này cũng sẽ được nâng lên mức cao hơn trong danh mục. Trường hợp free-float của STB được thay đổi, cổ phiếu này sẽ đứng vị trí thứ hai trong danh mục và sẽ được ETF VNM mua thêm hơn 18.6 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 380 tỷ đồng. Các mã còn lại trong danh mục đều bị bán ra. Bán mạnh nhất là VIC với giá trị bán ra hơn 80 tỷ đồng.

Trường hợp không thay đổi free-float của STB nhưng điều chú ý là VCB chiếm vị trí thứ hai của VIC xét theo vốn hóa có tính đến free float. Với kịch bản này, VCB sẽ được mua mạnh hơn 4 triệu cổ phiếu với giá trị khoảng 116 tỷ đồng. Đa phần các mã khác đều được mua vào, chỉ xuất hiện bán nhẹ tại MSN và VIC.

Còn ông Lê Đức Khánh – Giám đốc Nghiên cứu CTCK MSBS cho rằng: “Lần cơ cấu danh mục này quỹ ETF VNM sẽ không có bổ sung hay loại cổ phiếu nào ra khỏi danh mục. Khả năng IJC không đáp ứng được tiêu chí cho 1 cổ phiếu bổ sung là gần như chắn chắn”.

Ông dự đoán ETF VNM sẽ mua vào một số cổ phiếu, trong đó đáng chú ý là ở STB. Gia trị mua ròng toàn quỹ sẽ giảm chỉ còn khoảng 300 tỷ đồng.

Công ty chứng khoán Nhất Việt (VFS) dự báo: “Khả năng không có cổ phiếu nào được thêm vào hay loại ra khỏi danh mục của ETF VNM”.

Tuy nhiên, có xác xuất IJC được thêm vào nhưng thấp do cổ phiếu này thiếu điều kiện thanh khoản. IJC tương tự như trường hợp của MSN và PVT kỳ trước, tuy nhiên, kỳ trước danh mục của quỹ chỉ có 24 mã nên quỹ bắt buộc phải thêm vào cho đủ 25 mã. Kỳ này, danh mục có 26 mã do đó khả năng IJC được thêm vào là không cao.

Bên cạnh đó, trong kỳ có sự kiện STB nới room cho nhà đầu tư nước ngoài từ 10% lên 30% nên nhiều khả năng quỹ sẽ điều chỉnh tỷ lệ có thể đầu tư của STB trong kỳ và dẫn tới nhiều xáo trộn trong tỷ trọng của các mã.

Với kịch bản không thêm loại mã nào, VFS dự báo VNM sẽ mua vào mạnh STB với hơn 19 triệu đơn vị, VCB, BVH, DPM, SHB, HAG cũng được mua vào nhưng không nhiều. Các cổ phiếu khác đều bị bán ra.

Còn kịch bản thêm vào IJC, VFS cũng dự báo mua vào STB hơn 19 triệu đơn vị, mua vào IJC hơn 13.7 triệu đơn vị. VCB, DPM, HAG cũng được mua vào nhưng không nhiều. Các cổ phiếu còn lại bị bán ra, mạnh nhất là ITA với hơn 4 triệu đơn vị.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS), hiện tại các cổ phiếu trong danh mục quỹ VNM đều đạt tiêu chí tồn tại, vì vậy, có khả năng quỹ sẽ không loại mã nào trong đợt cơ cấu lần này. Tuy nhiên, FPT cũng lưu ý tới trường hợp của IJC. Theo đó, FPT đưa ra 2 kịch bản cho đợt cơ cấu lần này:

Trường hợp 1: Không thêm mã cổ phiếu, giảm tỷ trọng MSN, điều chỉnh tỷ trọng danh mục cổ phiếu thị trường Việt Nam lên mức 70%.

Cụ thể, tính đến 29/05, tỷ trọng MSN trong danh mục là 8.25% và tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục chiếm 67.28% . Theo quy định của quỹ thì MSN sẽ phải điều chỉnh về mức 8%, tương ứng sẽ bán ra 278,000 cổ phiếu (tương đương 27.4 tỷ đồng).

Còn về tỷ trọng chung thì VNM sẽ đưa tỷ trọng lên lại mức 70%. Để thực hiện việc này, FPT ước tính quỹ sẽ chi thêm 333 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu trong danh mục. Số lượng cổ phiếu mua vào được chia khá đồng đều .

Trường hợp 2: Thêm IJC. Theo FPT, giá trị giao dịch bình quân 1 tháng trong 3 tháng liên tiếp của IJC là 1.5 triệu USD, 2 kỳ trước đó lần lượt đạt 1.14 triệu USD và 0.94 triệu USD. Đây là mức khá gần với mức 1 triệu USD theo quy định. Vì vậy, FPT cho rằng IJC có khả năng sẽ được đưa vào trong đợt cơ cấu lần này.

Riêng trường hợp STB, do SGDCK TPHCM thông báo bắt đầu từ ngày 14/03/2014, điều chỉnh tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB đang niêm yết trên SGDCK TPHCM từ 10% lên 30%. Vì vậy, có khả năng quỹ VNM sẽ xem xét lại tỷ trọng Free Float của STB để nâng tỷ trọng STB trong danh mục từ 4.6% lên 8%. Tương ứng sẽ mua thêm 18 triệu cp STB (gần 369.5 tỷ đồng).

MSN dẫn đầu tỷ trọng cổ phiếu Việt trong VNM

Tính đến hết ngày 07/06, theo thống kê của Vietstock trong danh mục của quỹ ETF do Van Eck Global quản lý, tổng tỷ trọng của các cổ phiếu Việt chiếm 65.19%. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là cổ phiếu MSN với 8.31%. VIC, VCB theo sau với lần lượt 7.16% và 6.76%.

Review V.N.M ETF: Sẽ có trường hợp ngoại lệ?

Xét trong tuần cuối cùng của tháng 5 (từ 26-31/05), MSN, VCB nằm trong top 5 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với lần lượt gần 102 tỷ đồng và hơn 32 tỷ đồng.

Bảng top các cổ phiếu khối ngoại mua- bán ròng nhiều nhất trong giai đoạn 26-31/05/2014

Review V.N.M ETF: Sẽ có trường hợp ngoại lệ?

Duy Hoàng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Review V.N.M ETF: Sẽ có trường hợp ngoại lệ?