Người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11, sẽ không có nhiều thời gian để tận hưởng niềm vui, khi mà phía trước vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ là rất nhiều khó khăn cả về đối nội và đối ngoại.
Theo thăm dò mới nhất do Trung tâm Nghiên cứu Pew tiến hành, đa phần cử tri Mỹ đều cho rằng tân Tổng thống năm nay sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng hơn bất kể người tiền nhiệm nào.
Về đối nội, thì kinh tế là vấn đề đang được dư luận quan tâm nhất và đó cũng là phần việc mà người đứng đầu chính quyền mới phải tập trung giải quyết. Vốn là một nền kinh tế lớn nhất thế giới, tuy nhiên tính từ năm 2009 đến nay kinh tế Mỹ lớn ở vào giai đoạn phát triển chậm nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh, với tăng trưởng trung bình 2%/năm.
Đà phục hồi chậm, không còn duy trì được tính năng động vốn có cùng với chi phí y tế, giáo dục liên tục tăng, lượng doanh nghiệp mới thành lập giảm sút là những điểm yếu cố hữu của kinh tế Mỹ. Những nhân tố này dần tích tụ và có thể sẽ lại gây ra một cơn “đột quỵ” tương tự như cuộc khủng hoảng năm 2008.
Kinh tế là vấn đề đầu tiên mà người đứng đầu chính quyền mới phải tập trung giải quyết
Tân tổng thống Mỹ cũng sẽ phải đối mặt với xu thế chia rẽ chính trị trong nước đi kèm với mâu thuẫn đảng phái có chiều hướng gia tăng. Đồng thời, sự bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ cũng liên tục gia tăng. Đây là một thách thức lớn cho bất kể ai lên nắm quyền tại Nhà Trắng, họ vừa phải bảo vệ quyền lợi của giới tinh anh, giàu có nhưng cũng phải có biện pháp “xoa dịu” tầng lớp trung lưu, nghèo khổ, để mâu thuẫn xã hội không bùng phát vượt tầm kiểm soát.
Về đối ngoại, các nhà phân tích dự đoán thách thức đầu tiên sẽ có thể xuất phát từ Châu Âu. Nước Mỹ sẽ phải giành nhiều nỗ lực cho khu vực châu Âu. Liên minh châu Âu (EU) - đối tác thương mại và đồng minh quan trọng nhất của Mỹ, đang gặp phải những thách thức không nhỏ, do kinh tế đình đốn, chia rẽ nội khối, gia tăng biến động chính, nhất là sau sự kiện Anh rời khỏi EU.
Sau đó, Mỹ sẽ phải tìm kiếm một cách tiếp cận khác trong quan hệ với Nga, đây sẽ là mối bận tâm lớn của tân Tổng thống Mỹ. Dường như, mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Matxcova đã tăng lên khi ông Putin cố gắng chống lại sức ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu trong 8 năm qua.
Mỹ sẽ phải tìm kiếm một cách tiếp cận khác trong quan hệ với Nga
Và quan hệ Nga - Mỹ hiện đang rơi xuống mức đáy sau các diễn biến vừa qua ở Ukraine, Syria. Nga cũng đã tiến hành cuộc tấn công mạng chưa từng có đối với đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Những việc làm đó, khiến mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đã tồi tệ, lại càng trở nên tồi tệ nhiều hơn.
Chính quyền mới tại Nhà Trắng nhiều khả năng sẽ phải có những điều chỉnh nhất định trong Chiến lược Tái cân bằng sang châu Á - Thái Bình Dương.
Mỹ hiện phải đối mặt với một Trung Quốc ngày một quyết đoán hơn. Bởi càng ngày, Bắc Kinh càng ra sức sử dụng quân đội để khẳng định yêu sách đối với các khu vực tranh chấp ở vùng Biển Đông mà Mỹ khẳng định sẽ vẫn mở cửa để hải quan quốc tế qua lại và mọi vấn đề được giải quyết một cách hòa bình.
Mỹ hiện cũng sẽ phải nỗ lực bằng mọi cách đối phó với một Trung Quốc và Philippines
Tân Tổng thống cũng sẽ phải nỗ lực bằng mọi cách đối phó với những biến động chính trị mới đây tại Hàn Quốc hay tính chất “khó đoán định" của Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte.
Đặc biệt là vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ là mối bận tâm lớn của Nhà Trắng. Triều Tiên có một loạt các hành động khiêu khích, phóng tên lửa hoặc thử hạt nhân trong vòng một tháng trước và sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un quyết tâm thực hiện các vụ thử hạt nhân và có ý định tiến sâu các đầu đạn hạt nhân vào lục địa Mỹ. Đối với các vấn đề với Triều Tiên, trước đó chính quyền ông Obama đã nỗ lực sử dụng mọi biện pháp, chiến lược cùng các cuộc đàm phán nhưng không thể ngăn cản nước này.
Tân Tổng thống Mỹ cũng sẽ phải “thừa hưởng” một Trung Đông bất ổn, căng thẳng với các điểm nóng ở Syria, Iraq, Yemen, Libya, Israe…Bởi quan hệ cá nhân giữa Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đẩy mối quan hệ Mỹ-Israel ngày càng căng thẳng.
Một số các nước trong khu vực Trung Đông cũng không tán thành chính sách của ông Obama đối với những gì đang diễn ra ở Syria. Điều này đòi hỏi Tân Tổng thống nhiệm kỳ mới sẽ phải có một cái nhìn khác và một chính sách khác hơn cho các vấn đề với các nước Trung Đông.