Khó khăn lớn nhất trong đào tạo song bằng là cơ sở vật chất

Ngô Chuyên| 24/05/2018 16:47
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Năm học 2017-2018, Sở GD-ĐT Hà Nội chọn trường THPT Chu Văn An để thí điểm chương trình đạo tạo song bằng tú tài. Theo chia sẻ của đại diện nhà trường cho biết, sau 1 năm thí điểm có 47/49 thí sinh đạt học sinh giỏi toàn diện.

Băn khoăn về cơ sở vật chất

Chia sẻ những bước tiên phong về đào tạo song bằng, bà Lê Mai Anh – Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An – Hà Nội cho hay: “Thí điểm song bằng đầu tiên của trường công lập ở Hà Nội là một việc mới. Tuy nhiên nhà trường và học  trò luôn có sự đồng hành của phụ huynh, chính quyền cũng tạo điều kiện để hệ song bằng có được nhiều kết quả đáng ghi nhận”.

Cụ thể, lớp đào tạo song bằng đầu tiên ở Hà Nội có 47/49 trò đạt học sinh giỏi toàn diện. Song bằng với 5 môn trong đó 4 môn A-level là Toán, Lý, Hóa và  Kinh tế.

Khó khăn lớn nhất trong đào tạo song bằng là cơ sở vật chất

Bà Lê Mai Anh - Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An. Ảnh Ngô Chuyên.

“Qua các bài test của Cambridge, số học sinh đạt điểm A chưa nhiều nhưng học sinh đạt điểm B, C rất nhiều, trong đó điểm D nữa cũng là điều đương nhiên. Nhưng quan trọng nhất là xác định các em đang ở đâu để xác định kế hoạch phía trường. Không  gì thay đổi thì tháng 5/2019 học sinh sẽ thi lấy chứng chỉ AS và tháng 9/2019 thì thi lấy chứng chỉ A-level”, bà Mai Anh nói.

Chia sẻ về khó khăn gặp phải trong quá trình đào tạo song bằng bà Mai Anh cũng cho biết: “Khó khăn lớn nhất là hệ thống cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu học tiên tiến theo đúng quy định của Cambridge như phòng chức năng, phòng thực hành thí nghiệm”.

Được biết, hiện trường đã có 1 phòng thực hành Vật lý theo chuẩn quốc tế, còn phòng Hóa học thì đang trong quá trình hoàn hiện hồ sơ. “Không biết có kịp đến 30/7 này các trò có phòng thực hành hay không. Theo tinh thần của Cambridge thì nếu học mà không đi đôi với hành thì rất khó, vì chương trình ấy yêu cầu việc thực nghiệm và trải nghiệm”, bà Mai Anh lo lắng chia sẻ.

Theo tinh thần của Cambridge, nếu học không đi đôi với hành thì rất khó, vì chương trình ấy yêu cầu việc thực nghiệm và trải nghiệm. “Trong kỳ thi cũng vậy, tới 40% số điểm là thi thực hành. Nếu thiếu đi hệ thống cơ sở vật chất theo chuẩn quốc tế thì dù có nỗ lực bao nhiêu, thầy trò cũng khó mà vượt qua được các giai đoạn tiếp theo của Cambridge cũng như có cơ sở để trở thành trường thành viên của trường từ đó mới có được ID vào hệ thống để khai tài nguyên của chương trình Cambridge cho việc dạy học của trường”, bà Mai Anh cho hay.

Khó khăn lớn nhất trong đào tạo song bằng là cơ sở vật chất

Ảnh minh họa.
 

Đội ngũ giáo viên đào tạo

Được biết, năm học 2018-2019, trường tiếp tục nhận 2 lớp khối 10 song bằng, hiện trường đã chuẩn bị sách giáo khoa đồng thời bổ sung đội ngũ giáo viên, phòng học “Và thứ quan trọng là một tâm thế để đón trò mới”, bà Mai Anh nói.

Một trăn trở mà bà Mai Anh là chương trình A-level hiện tại chưa có nguồn giáo viên đáp ứng đủ yêu cầu thực hiện là chủ yếu theo đúng đề án là hợp đồng parttime với các thầy.

Hiện trường có 2 nguồn: Thầy từ ĐH Anh Quốc đảm đương tiếng Anh, kinh tế. Còn các thầy từ ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Quốc Gia sẽ dạy các môn: Toán,  Lý, Hóa bằng tiếng Anh.

“Hầu hết các thầy đều có sinh viên tuyệt vời, đều là thủ khoa, có dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ tại Mỹ, có năng lực chuyên môn sâu”, bà Mai Anh cho hay.

Bên cạnh đó, về phương pháp giảng dạy theo đúng chương trình Cambridge thì mùa hè này giáo viên phải đăng ký trainning online.
Qua một năm thí điểm chương trình đào tạo tại Trường THPT Chu Văn An cho thấy chương trình đạo tạo song bằng đang có hướng phát triển một cách tích cực, nhận được đánh giá cao từ người dạy và người học.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khó khăn lớn nhất trong đào tạo song bằng là cơ sở vật chất