Hơn 300 công trình sáng kiến tham dự chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục

Ngô Chuyên| 08/11/2017 20:24
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chiều nay (8/11), Trung ương đoàn, Bộ GD-ĐT, Báo Tuổi trẻ và Ban giám khảo chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” đã trực tiếp tổ chức phỏng vấn 10 tác giả, nhóm tác lọt vào vòng chung khảo chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2017.

Sau hơn 5 tháng phát động chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục”, chương trình đã tiếp nhận 329 công trình, sáng kiến của đoàn viên, thanh niên, tri thức trẻ trên cả nước. Trong đó có 171 công trình, sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học, sáng tạo và hiệu quả chiếm 51,98%; 84 công trình, sáng kiến sáng tạo, chế tạo ra các công cụ phục vụ giảng dạy và học tập chiếm 25,53%; 74 công trình nghiên cứu lĩnh vực khoa học giáo dục chiếm 22,49%.

Hơn 300 công trình sáng kiến tham dự chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục

Ban giám khảo trực tiếp lắng nghe và đặt câu hỏi cho 10 công trình, sáng kiến lọt vào chung khảo. Ảnh Ngô Chuyên.

Trong 329 công trình sáng kiến, Ban tổ chức đã phân ra theo 4 cấp học như sau:

Cấp học Mầm non có 13 công trình, sáng kiến chiếm 3,95%; Cấp Tiểu học 26 công trình, sáng kiến chiếm 7,9 %; Trung học cơ sở có 34 công trình, sáng kiến chiếm 10,33%; Trung học phổ thông có 130 công trình sáng kiến hướng chiếm 39,53%.

Bậc Đại học và Cao đẳng có 55 công trình, sáng kiến chiếm 16,71%; 71 công trình, sáng kiến nói về các vấn đề chung của giáo dục hoặc có thể áp dụng ở nhiều bậc học chiếm 21,58%.

Trong tổng 329 công trình có 172 tác giả mam; 171 tác giả nữ. Đặc biệt, chương trình năm nay có một tác giả nhỏ nhất là 10 tuổi và 4 tác giả khác là 13 tuổi; 9 tác giả không đúng đối tượng của chương trình là lớn hơn 35 tuổi.

Có 12 tác giả gửi ít nhất 2 sáng kiến, trong đó có 1 tác giả Lê Thanh Thủy ở Bến Tre gủi nhiều nhất với 5 công trình sáng kiến.  Đồng thời, số công trình do cá nhân 284 sáng kiến chiếm 86,32%; Nhóm 45 nhóm chiếm 13,68%.

Hơn 300 công trình sáng kiến tham dự chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục

Cô Nguyễn Thu Quyên – giáo viên môn Lịch sử - đơn vị Hải Dương đang thuyết trình về sáng kiến: "Vận dụng công nghệ 3D thiết kế và sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông". Ảnh Ngô Chuyên.

Qua nhiều vòng tuyển chọn, Ban tổ chức đã chọn được 10 công trình xuất sắc nhất lọt vào vòng chung khảo như sau:

1 - Xây dựng phòng thí nghiệm ảo phục vụ giảng dạy và thí nghiệm các môn học chuyên ngành gia công áp lực thuộc nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Tiến; Trần Đức Hoàn và Nguyễn Xuân Diêp -  đơn vị Khoa cơ khí – Học viện Kỷ thuật quân sự.

2 - Nền tảng phát triển giáo dục OpenClassroom – thuộc nhóm tác giả Nguyễn Hữu Hải, Phạm Thành Nam, Đỗ Minh Nhiên, Nguyễn Việt Hoàng và Phạm Thị Phương Thảo - thuộc đơn vị Hà Nội.

Vận dụng công nghệ 3D thiết kế và sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông – thuộc tác giả Nguyễn Thu Quyên – giáo viên môn Lịch sử - đơn vị Hải Dương.

Thực hành đo đạc khí hậu và ứng dụng dữ liệu vệ tinh trong giảng dạy và học tập các kiến thức môi trường trong môn Địa lý ở bậc THCS và THPT -  thuộc nhóm tác giả Lưu Đức Trung và Hoàng Thị Trang - đơn vị Thái Lan.

Sổ tay trang bị kỹ năng phòng, chống mua bán người và biện pháp nâng cao kỹ năng phòng, chống mua bán người – thuộc nhóm  tác giả Lý Phương Anh và Trần Lê Linh Chi – đơn vị Lạng Sơn.

Hơn 300 công trình sáng kiến tham dự chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục

Xây dựng phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy và thí nghiệm các môn học thuộc chuyên ngành gia công áp lực là công trình sáng kiến của nhóm tác giả thuộc Học viện kỹ thuật quân sự. Ảnh Ngô Chuyên.

Thiết kế các hoạt động giáo dục tài chính trong tiết học ngoài giờ lên lớp ở tiểu học – nhóm tác giả Trần Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Ngọc Tường Uy và Nguyễn Thúy Oanh – đơn vị TP. HCM.

Áp dụng hình thức debate quốc tế vào hoạt động dạy và học ở trường THPT  - nhóm tác giả Phạm Hoàng Ân và Nguyễn Ngọc  Vân Anh – đơn vị TP. HCM.

Phổ biến thí nghiệm Vật lý – tác giả Nguyễn Trường Vũ – đơn vị Thừa Thiên Huế.

Full Look – phần mềm học song ngữ phát triển năng lực toàn diện – nhóm tác giả Nguyễn Mai Phương và Lê Thị Ngan – đơn vị Hà Nội.

Xây dựng và đưa hoạt động tư vấn học đường vào các trường THCS  - tác giả Nguyễn Trương Qúy Trọng – đơn vị TP. HCM.

Trong 10 công trình sáng kiến tiêu biểu lọt vào vòng chung khảo Ban tổ chức sẽ chọn ra tối đa 5 công trình tiểu nhất để trao giải, mỗi giải 100 triệu đồng còn lại sẽ được 10 triệu đồng vào tối ngày mai (12/8) tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ -  Hà Nội. Đồng thời, toàn bộ giải thưởng sẽ do tập Đoàn Thiên Long tài trợ.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hơn 300 công trình sáng kiến tham dự chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục