Hàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc gia

Huy Hùng| 06/11/2014 05:15
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chuyện lạ lùng này xảy ra tai chùa Thanh Nhàn đã mấy chục năm nay. Chùa chỉ có 2 sư, nhưng toàn bộ khu vực nội tự của chùa hiện có đến 13 hộ dân sinh sống, với hàng chục nhân khẩu sinh hoạt.

Chùa Thanh Nhàn (số 68, ngõ 318, đường La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội) là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lê, với diện tích rộng gần 5.000m2. Năm 1989, chùa Thanh Nhàn được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VH-TT &DL) công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Nhưng đến nay, di tích này bị xâm phạm nghiêm trọng, khiến không ít người dân và phật tử bức xúc.

Hiện nay, chỉ có 2 sư sống tại chùa, sư trụ trì hiện tại là sư Thích Đàm Nguyên. Tuy nhiên lại có đến 22 hộ dân sống trên đất của nhà chùa, trong đó, có 13 hộ dân sống trong nội tự, cạnh nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ. Còn lại 9 hộ dân ở bên ngoài, nhưng phần đất xây nhà lại lấn vào đất của chùa đến cả mét. Thậm chí, các hộ dân này còn cơi nới, cho thuê trọ, mua đi bán lại đất của nhà chùa.

Trước tình trạng trên, nhà chùa đã nhiều lần làm đơn, gửi chính quyền phường Ô Chợ Dừa, lãnh đạo quận Đống Đa để phản ánh sự việc. Cấp nào cũng hứa sẽ cho người về chùa xem xét tình hình và hứa giải quyết sớm, nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Sư thầy Thích Đàm Nguyên cho hay, nơi thờ cúng đáng lẽ phải rất trang nghiêm, nhưng suốt ngày, chùa phải hứng đủ các âm thanh trần tục. Sát vách phòng ở của sư trụ trì là một ngôi nhà lấn chiếm. Nhà thờ Mẫu của chùa có bảy gian, thì hai gian nhà áp sát hai bên nhà mẫu đã bị người dân lấn chiếm từ lâu. Tiếng người í ới gọi nhau, quần áo giăng đầy phía trước nơi thờ, khiến cho không chỉ các tăng ni trong chùa bức xúc, mà ngay cả các phật tử đến đây lễ bái cũng không khỏi ngao ngán.

Hiện, chùa Thanh Nhàn đang xuống cấp nghiêm trọng. Sau những cơn mưa lớn, nền nhà thờ Tổ ngập úng nước, tường bị ố, nước chảy ròng ròng từ mái xuống. Nhiều xà kèo, cột đã bị mối mọt lâu ngày, các phật tử cùng với nhà chùa gia cố bằng cách chống các cột tre để giữ cho các hạng mục này không bị đổ sập.

Nhà thờ Mẫu của chùa cũng đã hư hỏng, mái ngói mục nát, khiến chùa không dám mở cửa cho ai vào lễ, vì sợ nhà sẽ sập bất cứ lúc nào. Mấy năm qua, nhà chùa và các phật tử cũng muốn tu sửa, nhưng không dám, vì nếu sửa nhà thờ Mẫu sẽ làm đổ nhà dân trong chùa.

Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Viên – Phó chủ tịch UBND phường Ô Chợ Dừa cho biết: Hiện nay, có tình trạng các hộ dân sống tại đất trong chùa, nhưng các hộ dân này đều đã ở đây từ rất lâu. Tất cả các hộ dân ở đây đều có hộ khẩu đoàng hoàng, chứ không phải mới đây họ tự ý lấn chiếm vào trong chùa ở. Phường cũng nắm rõ được nguyện vọng của chùa cũng như các hộ dân sống trong đất chùa, là đều muốn được di dời hết 13 hộ dân này đi nơi khác. Phường cũng đã có dự án trình thành phố, tuy nhiên, còn vướng mắc về khâu giải phóng mặt bằng, giá đền bù nên chưa thể giải quyết ngay được.

Về việc chùa Thanh Nhàn đang xuống cấp nghiêm trọng, nhưng chưa được các cấp đồng ý để sửa chữa, xây mới. Ông Viên giải thích: “Do chưa di dời 13 hộ dân kia ra khỏi khuôn viên, nên chưa thể tiến hành tu sửa, xây mới nhà thờ Mẫu, vì khi thi công sẽ khiến nhà các hộ dân có nguy cơ bị đổ, sập.

Trước mắt, phường đã thông báo, yêu cầu bà con đến hành lễ không vào khu vực đó tránh nguy hiểm. Sau khi công tác giải phóng mặt bằng được hoàn thành, phường sẽ lên phương án và cho chủ đầu tư tiến hành tu sửa, xây dựng lại chùa ngay".

Trước sự xuống cấp nghiêm trọng chùa Thanh Nhàn, đề nghị các cơ quan chức năng của quận Đống Đa nhanh chóng vào cuộc, xử lý dứt điểm tình trạng trên, trả lại cho chùa nét thanh tịnh và tôn nghiêm vốn có của một ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia.

Hàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc gia  

Được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia vào năm 1989, nhưng bên trong chùa Thanh Nhàn, hiện đang tồn tại 22 hộ dân sinh sống trong khuôn viên

 Hàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc giaHàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc gia

Quần áo, chăn màn, giăng đầy trước  khu vực vệ sinh trước của nhà thờ Mẫu và các khu thờ phụng trong chùa

Hàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc gia 

Hàng loạt các hộ dân sống ở đây, cạnh nơi thờ cúng - lẽ ra phải rất nghiêm trang, nhưng suốt ngày nghe tiếng í ới, vang lên từ các hộ này

Hàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc gia

Một số hộ không những làm nhà lấn vào đất khuôn viên nhà chùa, mà còn xả cả nước thải sang nhà chùa

 Hàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc gia

Nhà bà Hương, bà Nga được xây sát vào gian phòng sư ở

Hàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc gia

Hàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc gia 

Nhiều hạng mục công trình đang xuống cấp nghiêm trọng, cần được tu sửa gấp

Hàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc gia

Nhà thờ Mẫu của chùa đã hư hỏng nặng

Hàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc gia  Hàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc gia 

Do chưa di dời 13 hộ dân ra khỏi khuôn viên, nên chưa thể tiến hành tu sửa, xây mới nhà thờ Mẫu, vì khi thi công sẽ khiến nhà các hộ dân có nguy cơ bị đổ sập

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hàng chục hộ dân sinh sống bên trong di tích quốc gia