Với nhiều người, gửi tiết kiệm là tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn sau những lần đầu tư thua lỗ. Đôi khi lý do chỉ là tìm một chiếc ‘két sắt’ không đặt tại nhà.
Lãi suất nhiều ngân hàng từ đầu tháng đến nay đã tăng đáng kể từ 0,1%/năm – 0,6%/năm ở nhiều kỳ hạn. Điều này phần nào thu hút tiền nhàn rỗi của người dân “chảy” mạnh vào hệ thống ngân hàng, góp phần hỗ trợ điều tiết lạm phát. Ở phương diện khác, nhiều người cho biết, quyết định lựa chọn nơi để gửi tiền tiết kiệm không hẳn phụ thuộc vào lãi suất. Vì lãi suất không phải là ưu tiên hàng đầu.
“Chữa lành” tổn thương sau thua lỗ
Chị Tươi (31 tuổi, nhân viên văn phòng, Quận Thủ Đức, TPHCM) đến giờ vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về lần tự ý lấy số tiền tích cóp nhiều năm của hai vợ chồng để đầu tư chứng khoán và “mất trắng”. Chị kể, mấy trăm triệu cứ thế mà đi khiến chị nhiều đêm thức trắng.
Thương vợ, chồng chị động viên, thua lỗ cũng coi như là một bài học để đầu tư thông minh hơn. Sau đó, tiền lương hàng tháng, anh cùng chị trích ra một phần gửi tiết kiệm vào ngân hàng. “Nhìn số tiền mỗi tháng tăng lên dần, tuy chậm nhưng ít nhất nó không vơi đi. Tinh thần tôi dần ổn định và tích cực hơn”, chị Tươi nói.
Chị vui vẻ kể, các ngân hàng bây giờ còn hay có các chương trình quay số trúng thưởng khá hấp dẫn, khiến chị có thêm hy vọng mỗi khi gửi tiết kiệm. Như tại HDBank, từ 15/8 - 15/11/2022, khách hàng tham gia gửi tiết kiệm trực tuyến trong chương trình “Tiết kiệm online, lãi cao trúng lớn” sẽ có nhiều cơ hội trúng thưởng cao, với tổng giá trị giải thưởng gần 1,5 tỷ đồng.
Cụ thể, khi khách hàng gửi tiết kiệm online ở kỳ hạn từ 1 - 3 tháng, với mức tối thiểu từ 5 triệu đồng trong khung giờ 12 – 13h hằng ngày sẽ có cơ hội quay số trúng thưởng 1 máy ép chậm (5 giải/ngày).
Bên cạnh đó, khách hàng còn được tham gia quay số trúng thưởng vào cuối kỳ. Cụ thể, 01 Giải Đặc biệt là sổ tiết kiệm trị giá 300 triệu đồng; 01 Giải Nhất là sổ tiết kiệm 50 triệu đồng; 03 Giải Nhì với Sổ tiết kiệm 20 triệu đồng và 05 Giải Ba: Sổ tiết kiệm 10 triệu đồng. Các sổ tiết kiệm đều có kỳ hạn 3 tháng.
Vợ chồng chị Tươi cho hay,bên cạnh khoản đầu tư, anh chị sẽ luôn duy trì một khoản tiền tiết kiệm để có thêm một phương án dự phòng khi thua lỗ, đảm bảo cuộc sống cho gia đình khi biến cố xảy ra.
Gửi tiết kiệm để sống có kỷ luật hơn
Anh Minh Toàn (35 tuổi, Kỹ sư xây dựng, quận 7, TPHCM) chia sẻ cách tiết kiệm: “Bên cạnh lãi suất, tôi ưu tiên chọn ngân hàng an toàn, bảo mật, có dịch vụ tốt và một mức lãi suất đủ hấp dẫn để bản thân có động lực mở một chiếc sổ tiết kiệm. Mặt khác, gửi tiền vào một tổ chức tài chính có thương hiệu tốt, được nhiều khách hàng tin dùng, sẽ giúp mình yên tâm làm việc, tăng thu nhập và dễ dàng quản lý tài chính, ngăn những nhu cầu chi tiêu không chính đáng của bản thân”.
Nam kỹ sư bật mí, anh đang gửi tiết kiệm tại HDBank. Ngoài các chương trình ưu đãi dành cho gửi tiết kiệm online, Ngân hàng này đang có chương trình “Gửi tiền ngay – nhận lãi tốt” dành cho khách hàng gửi tiết kiệm tại quầykhá hấp dẫn.
Theo đó, với kỳ hạn từ 1 - 5 tháng, mức trần lãi suất là 4%/năm; 6 tháng là 6,8%/ năm; 12 tháng là 6,9%/năm và 13 tháng là 6,99%/năm. Nhìn chung, mức lãi suất này khá nổi bật so với mặt bằng chung hiện nay.
Không chỉ ưu đãi từ phía ngân hàng thương mại, chính sách áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Thông tư 04/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, giúp người gửi tiền có thêm phần lợi.
Cụ thể, theo quy định mới từ 1/8, nếu khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi có kỳ hạn thì chỉ phần rút trước hạn này chịu lãi suất không kỳ hạn (thường không quá 0,1%/năm), phần tiền gửi còn lại được ngân hàng giữ nguyên mức lãi suất đang áp dụng. Trong khi quy định trước đây, khách hàng khi có nhu cầu vốn đột xuất mà rút trước hạn sẽ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Nhìn chung, gửi tiết kiệm dù ít hay nhiều, lãi cao hay thấp vẫn mang đến những giá trị về tinh thần cho người gửi tiền. Đầu tư ở kênh nào cũng có rủi ro, lúc thắng lúc thua và tiền tiết kiệm là cơ sở để bình tĩnh chờ cơ hội trở mình.