Nano SIM là định dạng thẻ SIM nhỏ nhất hiện nay, có mặt trên một số smartphone hiện đại, vì vậy nó sẽ cần khe cắm phù hợp.
Có điều hiện nay định dạng thẻ SIM bao gồm ba phiên bản normal SIM, micro SIM và nano SIM, với mỗi định dạng lại được hỗ trợ bởi các model điện thoại khác nhau.
Smartphone hiện nay sử dụng ba chuẩn định dạng thẻ SIM chính, nhưng nanoSIM đang dần trở thành tiêu chuẩn
Thẻ normal SIM là định dạng phổ biến trước đây, trong khi nano SIM bắt đầu được quan tâm ở iPhone 5, còn micro SIM được sử dụng trên một số smartphone Android hay Windows Phone trước đây. Hiện nay nanoSIM được sử dụng khá phổ biến, nhưng nếu bạn đang sử dụng thẻ nano SIM mà muốn gắn vào điện thoại sử dụng chuẩn SIM khác thì hãy thực hiện như hướng dẫn trong bài viết.
Đôi điều về kích thước thẻ SIM
Thẻ SIM có thể dễ dàng được nhìn thấy. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều định dạng thẻ SIM khác nhau nên việc gắn thẻ SIM gặp phải vấn đề. Bạn sẽ không thể gắn một thẻ mini SIM (được sử dụng phổ biến trước đây) vào khe cắm thẻ SIM nhỏ hơn của các điện thoại hiện đại. Mặc dù vậy, bạn có thể làm điều ngược lại nếu có khay hỗ trợ riêng, nhưng vẫn không phải là một giải pháp xem là hoàn hảo nhất khi so với một thẻ tiêu chuẩn phù hợp.
Kích thước thẻ SIM khác nhau nên gây khó khăn trong việc gắn thẻ SIM vào điện thoại không hỗ trợ
Mặc dù có ba kích cỡ, nhưng thực sự chúng ta có thêm lựa chọn thứ tư và thứ năm. Đầu tiên là multi SIM, một thẻ SIM được đặt trong một thẻ kích thước bằng thẻ tín dụng, khi cần sử dụng thẻ SIM nào có thể tách lớp theo đường viền và sử dụng (bao gồm 3 kích thước tiêu chuẩn, micro và nano). Tiếp theo là thẻ Combi SIM cũng tương tự như multi SIM, nhưng chỉ cho phép tách làm SIM tiêu chuẩn hoặc microSIM mà thôi. Bạn sẽ thường thấy thẻ multi hoặc combi SIM trên các điện thoại dựa trên hợp đồng.
Những điều cần biết về adapter SIM
Bạn có thể đặt một thẻ nanoSIM trong một khe cắm SIM lớn hơn bằng cách sử dụng một adapter. Tuy nhiên có sự khác biệt rất lớp giữa các adapter, và chất lượng kém có thể gây ra các loại vấn đề. Nếu SIM lỏng có thể mắc kẹt trong điện thoại, và những nỗ lực tháo ra có thể làm thiệt hại nghiêm trọng cho các bộ phận bên trong của điện thoại, buộc phải nhờ đến thợ sửa chữa khác phục.
Điều đầu tiên cần quan tâm đó là chất lượng. Nếu adapter có băng keo dính để giữ SIM ở nguyên một chỗ, nó có nghĩa là adapter không được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn, sẽ gây thiệt hại trong tương lai đối với điện thoại của bạn. Điều này có nghĩa, những chiếc adapter SIM giá rẻ sẽ khiến bạn gặp thiệt hại nặng nề.
Trong khi SIM lớn có thể được cắt để làm việc trên khay SIM nhỏ hơn, thì chiều ngược lại phải thông qua adapter
Qua Google, bạn có thể thấy rất nhiều adapter SIM chất lượng, nhưng giá bán khá cao trên những trang web uy tín, chẳng hạn Sadapter SIM trên Amazon được bán với giá khoảng 8 đô la. Những chiếc adapter này được gia công cắt gọt với kích thước chính xác theo tiêu chuẩn SIM quốc tế và được làm bằng nhựa không thể biến dạng, trừ khi bạn đặt nó trong một lò nóng.
Đó chỉ là trên lý thuyết, vì vậy bạn cần phải tham khảo kỹ các ý kiến đánh giá từ người dùng để đưa ra một quyết định phù hợp nhất.
Gắn nanoSIM trong bất kỳ điện thoại
Cơ chế của việc sử dụng thẻ nanoSIM trong một điện thoại không hỗ trợ thẻ nanoSIM là rất đơn giản. Đầu tiên bạn cần chọn adapter SIM phù hợp, trong trường hợp này là adapter SIM chuyển đổi từ nano sang micro hoặc mini. Đặt thẻ nano vào vị trí tương ứng của adapter, sau đó gắn adapter vào khe cắm thẻ trên điện thoại.
Kể từ iPhone 5, nanoSIM bắt đầu được nhiều smartphone hỗ trợ, nhưng normal SIM vẫn phổ biến trên điện thoại giá rẻ
Mặc dù vậy, có một vấn đề cần suy nghĩ đó là khóa mạng. Nếu điện thoại của bạn đang đặt SIM không phải là điện thoại mở khóa, nó có thể sẽ bị khóa một mạng nào đó. Trong trường hợp ở Việt Nam, thông thường các nhà mạng không khóa mạng trên điện thoại, nhưng nó lại xảy ra với các điện thoại xách tay. Do đó, ở trường hợp này bạn sẽ phải thông qua dịch vụ mở khóa hoặc mua một thẻ SIM ghép.