Giải mã sập nợ

congly.com.vn| 13/04/2012 10:50
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Hàng loạt vụ sập nợ dây chuyền đang bùng phát từ tỉnh thành đến làng quê như một dịch bệnh nghiêm trọng do tín dụng đen gây ra. Cơ quan bảo vệ pháp luật đã vào cuộc, câu hỏi đặt ra là: Tại sao có nạn nhân bị xù nợ với số tiền lên tới hàng tỉ đồng lại là người nghèo? Họ lấy đâu ra tiền tỷ và sao lại dễ dàng gửi trứng cho ác đến nỗi tan cửa nát nhà, trắng tay, sa vòng lao l

Tin tức cho hay tại thị trấn nghèo Phú Xuyên từ ngày trở thành đô thị vệ tinh của Hà Nội thì giá đất tăng lên khiến thu nhập của người dân bản địa tăng đột biến từ tiền đền bù đất, tiền bán đất. Nhưng chính những người dân Phú Xuyên lại khẳng định đời sống của họ vẫn thế, giá đất cao nhưng bán đất thì ở vào đâu? Nhưng cũng có nhà giầu lên nhanh chóng làm thiên hạ hoa mắt như vợ chồng Nguyễn Thị Cúc, vốn là hộ nghèo, bỗng dưng tung tin mình có mối buôn bán đôla, vàng bạc ở Hà Nội… Uy tín ảo có từ đây lôi cuốn cả một dây chuyền vay trả trả vay và nhà Cúc giàu lên trông thấy.

Vợ chồng Quang - Quyên tại CQĐT

Vợ chồng Quang, Quyên ở Đan Phượng - Hà Nội cũng gom tiền trả lãi suất cao ngất ngưởng là thủ đoạn chung của những siêu lừa này.Vay 1 triệu đồng trả lãi 2.500 đồng/ngày. Tính ra với 1 tỉ đồng cho vay thì 1 tháng tiền lãi sẽ là 75 triệu đồng. Không ít người gom tiền đưa Quyên. Đến hạn vợ chồng Quang và Quyên mang hơn tiền lãi đến trả chu đáo để gây lòng tin. Nhiều người dân nghèo cũng cố vận động họ hàng, bạn bè, hàng xóm… để đem cho vay siêu lãi suất. Thế mới có chuyện dân nghèo có cả tỉ đồng “giao trứng cho ác” như vậy.


Vụ sập nợ ở quận Cầu Giấy cũng làm náo động khiến Công an phải vào cuộc để giữ gìn trật tự khu vực nhà chủ nợ.


Có thể thấy, mức lãi suất mà các con nợ chịu chơi trả cho chủ nợ thường là 2.500 đồng đến 4.000 thậm chí đến 7.000 đồng/triệu/ngày là lãi suất siêu hấp dẫn khiến hình thành cả một dây “đại lý tín dụng đen” thứ cấp.


Khi được hỏi vì sao cho vay cả chục tỉ đồng mà chỉ có mỗi tờ giấy vay và cam kết sơ sài, nhiều người trả lời rất hồn nhiên: “Tôi thấy nhiều người khác cho vay như vậy nên rất tin tưởng”.


Nói về các vụ việc này, một cán bộ CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV, cho biết: “Sở dĩ họ lừa đảo được nhiều người bởi các bị hại có nhiều sơ hở trong việc mua bán, vay mượn. Chính vì vậy để phòng ngừa các vụ lừa đảo tương tự, trước hết, khi giao dịch mua bán, người mua cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc đất, tài sản; không được giao dịch khi bên bán chỉ có giấy photo công chứng sổ đỏ.

Sau khi mua nhà, đất phải đến cơ quan có thẩm quyền chứng thực việc mua bán, làm sang tên ngay, không nên cho người bán mượn lại giấy tờ dẫn đến việc phức tạp sau này. Đặc biệt, mọi người không nên cho vay lấy lãi suất cao. Trước khi cho vay, cần tìm hiểu kỹ đối tượng dùng tiền đầu tư vào việc gì, ở đâu, có mang lại lợi nhuận để trả lãi suất hay không. Trong tình hình kinh tế hiện nay không thể nào có mức lãi khủng như vậy. Đừng ham mà mất sạch!


Bảo Ngân

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giải mã sập nợ