Trong bối cảnh giá nhà đất tại thủ đô vẫn tăng nóng, nhiều nhà đầu tư đã dần dịch chuyển sang thị trường còn nhiều dư địa như Hạ Long để tìm cơ hội đầu tư mới.
Giá bất động sản Hà Nội chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Từ đầu năm đến nay, bất động sản Hà Nội đã bước vào chu kỳ tăng nóng ở hàng loạt phân khúc, khiến đến mặt bằng giá liên tục bị đẩy lên cao. Khởi đầu chu kỳ tăng giá là phân khúc chung cư. Đến hết quý III, bình quân giá bán sơ cấp căn hộ tại Hà Nội đã lên ngưỡng gần 70 triệu đồng một m2, chỉ còn kém thị trường TP HCM vài phần trăm. Chuyên gia CBRE Việt Nam cũng nhận định “lần đầu tiên trong lịch sử, giá chung cư Hà Nội tăng nhanh chỉ trong thời gian ngắn như vậy".
Không riêng chung cư, các sản phẩm khác như đất nền, biệt thự, liền kề cũng leo thang. Việc này cũng làm mức vốn ban đầu nhà đầu tư phải bỏ ra ngày càng tăng. Trong quý vừa qua, giá nhà liền thổ tại Hà Nội đã tăng gần 27% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 235 triệu đồng/m2. Giá chuyển nhượng cũng tăng gần 7% theo năm, đạt gần 170 triệu đồng/m2. Ngưỡng giá cao và liên tục “nhảy múa" cũng là lực cản lớn với các nhà đầu tư có khẩu vị dài hạn.
Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6 cho biết trước diễn biến giá leo cao hiện nay, cơ hội đầu tư các phân khúc bất động sản ở Hà Nội không còn nhiều. Nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang kênh vàng, tăng gửi tiết kiệm hoặc chuyển sang thị trường bất động sản các tỉnh, nhất là là các thủ phủ du lịch như Hạ Long, Sapa…
“Không chỉ các nhà đầu tư địa phương mà ngày càng xuất hiện nhiều nhà đầu tư Hà Nội đổ về các tỉnh tiềm năng để tìm cơ hội mới”, Chủ tịch Tập đoàn G6 cho hay.
Anh Đức Việt, chủ một doanh nghiệp vật liệu đồng thời là nhà đầu tư bất động sản kinh nghiệm hơn chục năm nhận định mặt bằng giá nhà đất Hà Nội đang ngưỡng rất cao. Thời điểm này nếu tiếp tục đổ tiền về khu vực vốn đã tăng nóng, anh Việt lo ngại lớn về rủi ro “đu đỉnh", khó tối ưu được dòng tiền đầu tư. Chưa kể bảng giá đất mới chuẩn bị áp dụng tới đây, theo Bộ Xây dựng có thể làm giá bất động sản tăng thêm 15-20%, khiến cho hiệu suất sinh lời ngày càng giảm.
Do đó, anh cùng nhóm bạn đầu tư đã nhanh chóng chuyển sang những đô thị lớn khác để săn tìm cơ hội mới. Không chỉ tìm một tài sản có nhiều triển vọng sinh lời, anh Việt muốn đây còn là ngôi nhà nghỉ dưỡng cho gia đình. Bởi giá trị đầu tư bất động sản được tối ưu khi đáp ứng cả nhu cầu sử dụng và nhu cầu tích sản lâu dài. Những giá trị này sẽ đảm bảo cho tài sản đầu tư tăng giá bền vững dài hạn.
Sóng đầu tư rục rịch đổ về các tỉnh
Còn theo đánh giá của chuyên gia, ngày càng nhiều nhà đầu tư dịch chuyển ra các tỉnh thay vì tập trung vào bất động sản Hà Nội. Xu hướng này bắt đầu từ cuối quý I và ngày càng diễn ra mạnh mẽ khiquỹ đất để thực hiện dự án ở các quận nội đô Hà Nội chỉ còn rất ít và thị trường vùng ven chứng kiến mức giá leo thang đỉnh điểm ở phân khúc biệt thự, liền kề vào quý III/2024.
Nhà đầu tư thường ưu tiên các tỉnh có nhiều tiềm năng và động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ, sở hữu hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên hay sở hữu các khu công nghiệp lớn Bắc Giang, Bắc Ninh… Đây cũng là những thị trường hiếm hoi có sự tăng trưởng trong giai đoạn bất động sản nhiều nơi trên cả nước “đứng bánh” từ đầu năm ngoái đến nay.
Trong đó, gần đây thị trường Quảng Ninh, với tâm điểm là thành phố Hạ Long, liên tục đón làn sóng từ doanh nghiệp về thực hiện dự án, cũng như các nhà đầu tư Hà Nội đến tìm kiếm cơ hội sinh lời mới. Bởi địa phương này thường được xem như thị trường bất động sản nóng thứ hai phía Bắc, chỉ sau Hà Nội.
Mặt bằng giá hợp lý là một trong những điểm mấu chốt hút dòng tiền đầu tư về Hạ Long. Hiện giá các phân khúc tại Hà Nội đều đã đạt ngưỡng đỉnh. Bởi vậy, để đầu tư một bất động sản tốt như nhà liền kề, biệt thự, nhà đầu tư có thể phải bỏ ra tối thiểu hàng chục tỷ. Ngay cả những khu vực huyện ngoại thành thủ đô, cách trung tâm 20 - 30 km, giá bất động sản cũng liên tục leo thang, có nơi vượt mức 200 triệu đồng/m2. Trong khi đó, cũng cùng so số tiền như vậy, nhà đầu tư có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội sinh lời tiềm năng, ổn định hơn nhiều tại Hạ Long.
Trong bối cảnh hai đô thị Hà Nội và TP HCM đã bão hòa về hiệu suất đầu tư và ngày càng hạn chế cơ hội vì giá cao, thị trường Hạ Long nổi lên như một điểm sáng bởi nguồn cung dồi dào, đáp ứng khẩu vị đầu tư phong phú. Hiện khu vực này đã quy tụ được rất nhiều ông lớn trong ngành với nguồn cung đa dạng. Trong đó, số ít dự án có ưu thế mặt tiền biển, pháp lý đất ở, sở hữu lâu dài được giới đầu tư quan tâm hơn cả gồm Lagoon Residences, Grand Bay Halong Villas,…
Từ nay đến cuối năm, xu hướng dịch chuyển của nhà đầu tư địa ốc về các tỉnh được dự báo mạnh mẽ và sôi động hơn. Với những ưu thế sẵn có, bất động sản Quảng Ninh, nổi bật là Hạ Long, sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho giới đầu tư đổ về đón đầu.
Tiềm năng tăng trưởng bền vững của bất động sản Hạ Long
Thị trường này cho thấy tiềm năng tăng giá bền vững dài hạn khi được quy hoạch sẽ là đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Ninh - thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030. Từ nay đến 2025, thành phố dự kiến đầu tư khoảng 45 dự án hạ tầng, giao thông, văn hoá, giáo dục… nhằm tạo động lực, mở rộng không gian phát triển mới. Đến 2030, Hạ Long cũng được định hướng trở thành đô thị thông minh, đô thị xanh, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu để dẫn dắt cả vùng Đông Bắc.
Cùng với đó, Quảng Ninh hiện là một trong những địa phương có tiềm lực kinh tế hàng đầu. Năm ngoái, tỉnh này thu ngân sách hơn 55.600 tỷ đồng, cao thứ 6 trên toàn quốc và thứ 3 tại phía Bắc chỉ sau Hà Nội, Hải Phòng.
Nhờ nội lực vững chắc, Quảng Ninh cũng đã phục hồi nhanh chóng sau khi bị cơn bão lịch sử Yagi gây thiệt hại nặng nề. Vừa qua, lãnh đạo tỉnh đã từ chối 100 tỷ đồng hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Thay vào đó, Quảng Ninh dành 1.000 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm để khắc phục hậu quả sau bão và thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Trong dài hạn, địa phương cũng còn nhiều tiềm năng từ ngành du lịch và định hướng phát triển các khu công nghiệp. Đến năm 2030, Quảng Ninh đặt mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn khi phấn đấu đón 26 triệu lượt khách mỗi năm, trong đó khoảng 9 triệu khách quốc tế.
Về khu công nghiệp, tỉnh dự kiến phát triển thêm 8 khu mới và 28 cụm công nghiệp. Với định hướng này, Quảng Ninh sau 7 tháng đầu năm nay đã thu hút gần 1,56 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký - gấp 2,2 lần cùng kỳ 2023 và đứng thứ nhì cả nước.