Cuối cùng kẻ tống tiền cũng đã lộ diện. Funken đứng yên, không chống cự để cảnh sát còng tay đưa về đồn. Phải chăng Funken đang cảm thấy có lỗi và ân hận với những việc mình đang làm.
Khoảng 8 giờ hơn, sau khi bố trí xong mọi việc, Martin Textor mở cửa phòng chỉ huy Đội cơ động, nheo mắt nói với cấp phó của mình: "khoảng 10 giờ 30 phút, tôi chờ một cú điện thoại báo cho tôi biết là các cậu đã có hắn, hiểu chưa?".
Sau đó, Textor đi vào phòng mình và bất ngờ nhận được tin xấu. Qua liên lạc vô tuyến, đơn vị cơ động được giao nhiệm vụ giám sát Funke cho biết đã không còn nhìn thấy Funke, vì xe cộ quá nhiều.
Nhưng thực ra, sáng hôm đó ở Treptow thật thanh bình, Funke lái xe đi chầm chậm. Một cậu học trò dựng chiếc xe đạp trước một cửa hiệu bánh. Funke nghĩ bụng: "Chắc lại trốn học rồi!". Hay là mình cũng trốn, không điện thoại cũng không tống tiền nữa, ngồi nhâm nhi một ly cà phê và để yên sự việc. Phải chăng không có mối lo về tiền.
Nhưng, hắn lại nghĩ mọi việc với mình thật trầy trật. Kế hoạch trao tiền thì bị thất bại tới 30 lần. Hắn cũng tự trách mình vì một quả bom tự tạo đã phát nổ sai giờ trong một chi nhánh của Karstadt, làm hai người bị thương nhẹ.
Từ đó, hắn bị coi là một kẻ vô lương tâm. Nhưng thực sự, hắn không muốn làm ai bị thương cả. Và hắn quyết định phải kết thúc thôi, cho dù là thế nào đi nữa.
Funke quyết định phải kết thúc mọi việc, cho dù là thế nào đi nữa.
Funke nhanh chóng ra khỏi quán, bật đèn xi nhan và rẽ vào một khu dân cư phía sau một khu rừng nhỏ. Tại đó, hắn nhìn thấy một chiếc bốt điện thoại, ẩn mình sau vài cái cây. Funke đỗ xe cách đó vài mét và vội vàng quay lại. Lúc này đúng 10 giờ.
Funke nhấc ống nghe, không có tín hiệu. Chiếc điện thoại bị hỏng. Funke đặt lại ống nghe, đi về xe ô tô và lái đi liên tục không nghỉ. Hắn cần có một bốt điện thoại, ngay bây giờ để mọi việc có thể kết thúc.
Và Funke thở phào nhẹ nhõm, khi nhìn thấy một bốt điện thoại. Phố Hagedorn, cái tên lạ quá, chưa nghe bao giờ. Khu vực này tốt, yên tĩnh, toàn những ngôi nhà ba tầng được xây dựng từ những năm 1920-1930. Nhà ga Schoeneweide chỉ cách đó 5 phút đi xe. Funke mở cửa bốt điện thoại. Đây là điện thoại dùng thẻ. Tay hắn hơi run khi nhét thẻ vào máy.
Hắn bấm nhầm số và tự nhủ phải bình tĩnh. Có tiếng chuông đổ nhưng không có ai nhấc máy. Người hắn nóng bừng, mồ hôi tứa ra trên trán. Gần kết thúc hồi chuông, thì đầu dây bên kia có tiếng người đáp lại. Funke nhanh chóng đổi giọng và nói: "Đây là Dagobert. Hôm nay sẽ trao tiền. Hãy chờ chỉ dẫn tiếp theo".
Funke thấy khó chịu với giọng nói ở đầu dây bên kia. Dường như, họ đang tìm cách kéo dài thời gian. Funke cảm thấy bất ổn và nhanh chóng chấm dứt cuộc nói chuyện. Cuộc đàm thoại đã kéo dài ba phút và hôm đó là thứ sáu, ngày 22/4/1994, vào lúc10h14'.
Đúng lúc đó, viên cảnh sát Frank L. và Dirk F đang trên đường đi tìm kiếm chiếc xe của Funken. Họ vô tình nhìn thấy 1 chiếc xe khả nghi bên vệ đường. Lại có một bóng người xuất hiện từ lùm cây đi vội về phía chiếc xe kia, rút chìa khóa mở cửa xe. Trong xe là một chiếc xe đạp.
Mọi thứ hoàn toàn trùng khớp với chiếc xe Dagobert lái. Họ lao ra, vây quanh kẻ khả nghi. Lúc này Arno Funken biết rằng mọi việc đã chấm hết, cơ hội tẩu thoát quá mong manh, Funken chợt nghĩ tới gia đình mình và tự hỏi “giờ đây họ sẽ ra sao?". Hắn không biết là nên xấu hổ hay giận dữ đối với cuộc đời ngớ ngẩn này, hay là cảm thấy một sự nhẹ nhõm như trút được một gánh nặng trong lòng. Và Funken đứng yên, không chống cự để cảnh sát còng tay đưa về đồn.
Sau khi ra tù, Funken tiếp tục theo đuổi nghệ thuật và làm một người lương thiện.
Ngày 14/3/1995, trong phiên tòa sơ thẩm, Funke đã bị kết án 7 năm 9 tháng tù giam vì tội tống tiền nghiêm trọng. Nhưng vì Viện Công tố khiếu nại, nên phiên tòa phúc thẩm ở Berlin ngày 14/6/1996 đã phán quyết, tăng hình phạt lên 9 năm tù và buộc phải bồi thường cho Tập đoàn Karstadt 2,5 triệu D-mark.
Funke phải ngồi bóc lịch ở nhà tù Ploetzensee thuộc Berlin. Nhưng trong thời gian ngồi tù, Funke vẽ tranh biếm họa cho tạp chí Eulenspiegel, ban đầu bằng tay và sau đó là bằng máy vi tính. Funke còn viết sách cho nhà xuất bản Eulenspiegel. Năm 1998, Funke công bố cuốn tiểu sử tự thuật "Cuộc đời tôi với tư cách là Dagobert"
Ngày 13/8/2000, Funke được thả tự do trước thời hạn vì cải tạo tốt. Funken tiếp tục theo đuổi nghệ thuật và làm một người lương thiện.
Năm 2004, Funken xuất hiện trên kênh truyền hình của Anh với vai diễn một kẻ tống tiền của chương trình truyền hình thực tế “Kẻ cắp”. Tháng 3/2007, Funke còn tham gia biểu diễn trong một chương trình đa phương tiện.
Và đặc biệt, sau này, cuộc đời của Arno Funke với tư cách là Dagobert đã được dựng thành phim dưới tiêu đề "Cuộc săn lùng Dagobert".
Cuộc đời của Funke đã được dựng thành phim dưới tiêu đề "Cuộc săn lùng Dagobert".