EU trừng phạt, Moscow “phản đòn”, 92 tỷ euro có thể “bốc hơi” khỏi châu Âu

Minh Thi| 05/07/2015 09:13
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Đó là con số thiệt hại mà các nước châu Âu có thể phải hứng chịu - từ những biện pháp trừng phạt và phản trừng phạt với Nga - trong triển vọng dài hạn, Sputnik ngày hôm qua (04/7) dẫn một báo cáo nghiên cứu cho biết.

EU trừng phạt, Moscow “phản đòn”, 92 tỷ euro có thể “bốc hơi” khỏi châu Âu

EU có thể phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ những biện pháp trừng phạt Nga và các đòn phản trừng phạt mà Moscow đưa ra

Ngày 03/7, Viện Nghiên cứu Kinh tế Áo (WIFO) đã công bố báo cáo về những hậu quả có thể xảy ra cho nền kinh tế châu Âu từ các biện pháp trừng phạt mà Liên minh châu ÂU (EU) và Thụy Sĩ đã thực hiện nhằm chống lại Nga, cũng như những biện pháp đáp trả mà Moscow thực hiện.

Theo WIFO, kết quả của những yếu tố này cùng với áp lực tổng thể lên nền kinh tế Nga, các nước EU và Thụy Sĩ có thể mất tới 34 tỷ euro trong triển vọng ngắn hạn, và tới 92 tỷ euro trong triển vọng dài hạn.

Không chỉ có vậy, khoảng 2,2 triệu việc làm ở châu Âu (chiếm 1% tổng việc làm) cũng có thể phải gánh chịu ảnh hưởng, WIFO cho biết thêm.

Báo cáo của WIFO nhấn mạnh, chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ những biện pháp trừng phạt và phản trừng phạt sẽ là các quốc gia châu Âu gần Nga nhất về mặt lãnh thổ và có kim ngạch thương mại với Nga cao hơn.

Điển hình, Phần Lan, các nước thuộc khu vực Baltic và quốc gia Đông Âu có thể mất tới 0,8% GDP trong triển vọng dài hạn. Đặc biệt, nước Đức sẽ mất mát nhiều nhất, nền kinh tế nước này có thể thiệt hại tới 22,3 tỷ euro, theo WIFO.

Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều doanh nhân ở châu Âu, đặc biệt là khu vực Trung Âu và Đông Âu, liên tục kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Moscow. Tuần trước, các doanh nhân nước Đức lại một lần nữa lên tiếng đưa ra yêu cầu này, Sputnik cho biết.

EU trừng phạt, Moscow “phản đòn”, 92 tỷ euro có thể “bốc hơi” khỏi châu Âu

Hoa

EU trừng phạt, Moscow “phản đòn”, 92 tỷ euro có thể “bốc hơi” khỏi châu Âu

và chocolate là hai sản phẩm nằm trong danh mục bị xem xét trong sắc lệnh gia hạn cấm nhập khẩu vào Nga

Hôm 22/6, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thông qua quyết định gia hạn lệnh trừng phạt thương mại và đầu tư nhằm chống lại Nga thêm 6 tháng nữa (đến ngày 31/01/2016).

Ngay sau đó, trong cuộc họp với Phó thủ tướng Sergei Prikhodko, Thủ tướng Dmitry Medvedev nhấn mạnh: “Với thực tế là EU đã gia hạn lệnh trừng phạt chống lại Liên bang Nga thêm 6 tháng nữa, tôi đề nghị chuẩn bị bản đề xuất nhằm mở rộng lệnh của Tổng thống về các biện pháp cấm vận trong thời kỳ này”.

Đến ngày 24/6, Tổng thống Vladimir Putin cho biết ông đã ký một sắc lệnh - nhằm kéo dài lệnh cấm nhập khẩu các loại lương thực thực phẩm quen thuộc từ Mỹ, Liên minh châu ÂU (EU) và một số nước khác trong một năm - sau khi nhận được yêu cầu từ Thủ tướng Dmitry Medvedev. Lệnh cấm vận này được đưa ra hồi tháng 8 năm ngoái nhằm cấm nhập một số mặt hàng - bao gồm bơ, cá, thịt bò, thịt lợn, hoa quả, rau, và các sản phẩm chế biến từ sữa - từ Mỹ, EU, Canada, Nauy, và Australia.

Tiếp đó, ngày 25/6, Thủ tướng Dmitry Medvedev cho biết, ông đã ký một nghị định gia hạn các biện pháp đối phó nhằm chống lại các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Nga.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
EU trừng phạt, Moscow “phản đòn”, 92 tỷ euro có thể “bốc hơi” khỏi châu Âu