Nhiều biểu tượng cảm xúc trên iPhone hoặc thiết bị Android được sử dụng ngày nay, nhưng sự thực là chúng sẽ diễn đạt ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Một nghiên cứu mới cho thấy rằng những hình ảnh biểu tượng cảm xúc (emoji) nhất định sẽ bị hiểu lầm bởi cả người gửi lẫn người nhận, bởi không có quy định thống nhất của hình ảnh trên hệ điều hành. Vì hình ảnh trông khác nhau tùy thuộc vào thiết bị bạn đang sử dụng nên nó có thể tạo ra một phản ứng tích cực hay tiêu cực, có thể dẫn đến cách suy nghĩa không đúng về nội dung thông điệp.
Sự thiếu đồng nhất trong hình ảnh biểu tượng cảm xúc khiến mọi người dễ hiểu lầm ý nhau
Nhóm nghiên cứu GroupLens của Đại học Minnesota (Mỹ) đã nhìn vào biến thể giữa các biểu tượng cảm xúc trên các thiết bị và cách người dùng cảm nhận chúng. Các nhà nghiên cứu hỏi người tham gia đánh giá 22 biểu tượng cảm xúc từ 5 nền tảng thiết bị phổ biến, với các thang điểm từ tiêu cực (-5) đến tích cực (+5).
Cuộc nghiên cứu đưa ra kết quả đáng ngạc nhiên, cho thấy các biểu tượng cảm xúc bị hiểu sai nhiều nhất là khuôn mặt cười với đôi mắt thể hiện sự vui vẻ. Trên iPhone, biểu tượng cảm xúc này đạt số điểm -1, thấp hơn so với biểu tượng cảm xúc tương tự có trên thiết bị Microsoft, Samsung, LG và Google với điểm trung bình dao động từ 3 đến 4.
Các nhà nghiên cứu nói rằng, bảng xếp hạng tình cảm đối với biểu tượng cảm xúc được thay đổi nhiều khả năng phụ thuộc vào một cuộc trò chuyện bằng văn bản, và đó là lý do họ khuyên mọi người tránh sử dụng biểu tượng cảm xúc khi trò chuyện.
Các nền tảng khác nhau khiến nội dung biểu tượng cảm xúc hiển thị sẽ khác nhau
Khi gửi tin nhắn trên thiết bị với biểu tượng cảm xúc, bạn sẽ nghĩ là người đang nhắn tin với mình sẽ sử dụng gói biểu tượng cảm xúc tương tự nên sẽ hiểu ý nghĩa của bạn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng biểu tượng cảm xúc có thể dễ dàng bị hiểu sai, thậm chí ngay cả khi hai người cùng sử dụng cùng một loại thiết bị với cùng một tập hợp các biểu tượng cảm xúc.