Dù thiếu nguồn cung nhưng thị trường chip bán dẫn toàn cầu vẫn tăng trưởng mạnh

Minh Anh| 18/04/2022 12:45
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Gartner cho biết dù sự thiếu hụt nguồn cung chip bán dẫn diễn ra trên toàn cầu nhưng doanh thu thị trường chip bán dẫn trên toàn cầu đã tăng 26% trong năm 2021.

Theo ông Andrew Norwood, Phó Chủ tịch nghiên cứu tại Gartner, mặc dù sự thiếu hụt nguồn cung chip bán dẫn diễn ra trên toàn cầu nhưng sự gia tăng của điện thoại thông minh 5G và sự kết hợp của nhu cầu mạnh mẽ và giá nguyên liệu thô đã khiến giá bán trung bình của chất bán dẫn (ASP) cao hơn, đóng góp vào tăng trưởng doanh thu đáng kể của thị trường này vào năm 2021.

Samsung Electronics giành lại vị trí đầu bảng từ Intel lần đầu tiên kể từ năm 2018, mặc dù ít hơn một điểm phần trăm, với doanh thu tăng 28% vào năm 2021.

chip-manufacturing-7673-1540882557_pfvc-2048.jpg
Thị trường chip bán dẫn toàn cầu tăng trưởng mạnh so với năm 2021.

Doanh thu của Intel giảm 0,3%, chiếm 12,2% thị phần so với 12,3% thị phần của Samsung. Trong top 10, AMD và Mediatek có mức tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2021 với mức tăng trưởng lần lượt là 68,6% và 60,2%.

Sự thay đổi đáng kể nhất trong bảng xếp hạng nhà cung cấp chất bán dẫn hàng đầu trong năm 2021 là HiSilicon rớt khỏi top 25. "Doanh thu của HiSilicon đã giảm 81%, từ 8,2 tỷ USD vào năm 2020 xuống còn 1,5 tỷ USD vào năm 2021", ông Norwood cho biết. "Đây là kết quả trực tiếp của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với công ty và công ty mẹ Huawei.

"Điều này cũng ảnh hưởng đến thị phần bán dẫn của Trung Quốc khi nước này giảm từ 6,7% thị phần năm 2020 xuống 6,5% năm 2021. Hàn Quốc có mức tăng thị phần lớn nhất vào năm 2021 khi sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bộ nhớ đã đưa Hàn Quốc lên 19,3%. của thị trường chất bán dẫn toàn cầu", ông Norwood cho biết thêm.

Theo báo cáo của Hiệp hội công nghiệp toàn cầu đại diện cho các công ty trong chuỗi cung ứng thiết kế và sản xuất thiết bị điện tử (SEMI), các công ty chất bán dẫn sẽ bắt đầu xây dựng 19 nhà máy chế tạo chất bán dẫn sẽ được xây dựng trước trong năm nay và 10 nhà máy còn lại vào năm 2022.

chip.jpg
Samsung Electronics giành lại vị trí đầu bảng từ Intel lần đầu tiên kể từ năm 2018, mặc dù ít hơn một điểm phần trăm, với doanh thu tăng 28% vào năm 2021.

Trong số 29 nhà máy chế tạo chất bán dẫn trên, Trung Quốc đại lục và Đài Loan (Trung Quốc) sẽ xây dựng số nhà máy nhiều nhất với 8 nhà máy mỗi bên, tiếp đến là Mỹ 6 nhà máy và khu vực châu Âu, Trung Đông 3 nhà máy. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng sẽ bắt đầu xây dựng 2 nhà máy tại mỗi nước.

SEMI cho hay, trong số 29 nhà máy sản xuất chip bán dẫn trên sẽ bao gồm 15 xưởng đúc chip và 4 nhà máy sản xuất chip nhớ.

Ngoài ra, 29 nhà máy chế tạo chất bán dẫn có thể sản xuất tới 2,6 triệu tấm wafer mỗi tháng, với kích cỡ 8 inch hoặc tương đương cỡ 200 mm.

SEMI dự đoán số lượng nhà máy chế tạo chất bán dẫn xây dựng trong năm tới có thể tăng hơn nữa khi nhiều nhà sản xuất chip bán dẫn thông báo kế hoạch mở rộng sản xuất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dù thiếu nguồn cung nhưng thị trường chip bán dẫn toàn cầu vẫn tăng trưởng mạnh