Việc triển khai Marshmallow chậm chạp không phải là điều bất ngờ khi mọi người đã quá quen với nền tảng hệ điều hành Android của Google.
Vấn đề là vì sao Google lại triển khai bản cập nhật Android đến khách hàng của mình chậm như vậy? Có phải do lỗi của hãng hay do một điều gì khác? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chính sách cập nhật cho các thiết bị Android hiện nay.
Khác với iOS được Apple trực tiếp phân phối, việc cập nhật Android phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Trách nhiệm của Google
Android là một nền tảng mã nguồn mở, có nghĩa là các nhà phát triển và các nhà sản xuất có thể tự do tùy chỉnh nó theo cách riêng. Đây là lý do vì sao một thiết bị Android của Samsung dùng giao diện TouchWiz lại khác so với của HTC dùng giao diện Sense.
Google sở hữu Android, điều này giải thích lý do tại sao các sản phẩm của công ty (chẳng hạn như dòng Nexus) thường là sản phẩm đầu tiên nhận được bản cập nhật, nơi Google là nguồn cung cấp phần mềm.
Tầm quan trọng của nhà sản xuất
Khi Google hoàn tất phần mềm mới, hãng sẽ cung cấp bản cập nhật lên trang web mã nguồn Android để cung cấp tập tin AOSP tại https://source.android.com. Đây là nơi mà các nhà sản xuất có thể truy cập vào mã nguồn và bắt đầu điều chỉnh để nó thích nghi với thiết bị cầm tay của mình.
Samsung, LG, Sony hay HTC quyết định thiết bị nào sẽ được cập nhật và thiết bị nào không. Thiết bị mới sẽ được ưu tiên nhất để khách hàng của họ cảm thấy hài lòng và để bán ra các sản phẩm mới tốt hơn. Bên cạnh đó, các thiết bị này cũng dễ cập nhật nhất vì sở hữu những phần cứng mới nhất.
Các nhà cung cấp thiết bị sẽ thử nghiệm bản cập nhật trước khi đưa ra quyết định cập nhật cho từng thiết bị
Một lý do giải thích tại sao các nhà sản xuất ngừng phát triển bản cập nhật cho thiết bị cũ đó là vì họ không muốn ảnh hưởng đến phần cứng mới cũng như hạn thế tối đa thời gian đầu tư cho các sản phẩm cũ.
Thời gian cập nhật tùy thuộc quốc gia
Một lý do là thành phần thiết bị thay đổi từ vùng này đến vùng khác, do đó việc cập nhật phần mềm đối với các mô hình cụ thể cũng khác nhau. Không chỉ có vậy, bản cập nhật cũng phụ thuộc cho các nhà cung cấp thiết bị riêng. Chẳng hạn như tại Mỹ, nhà mạng AT&T luôn chậm trễ hơn Sprint do họ khá lười biếng trong việc triển khai bản cập nhật đến khách hàng của mình.
Thử nghiệm tại các nhà mạng là một quá trình rộng lớn và tốn nhiều thời gian do các ranh giới pháp lý cũng như tác động đến độ ổn định của máy. Một số nhà mạng thậm chí còn đóng gói các ứng dụng và dịch vụ của mình vào bản cập nhật phần mềm, do đó họ cần phải tối ưu hóa chúng để tương thích với hệ điều hành mới trước khi tiến hành triển khai đến khách hàng.
Thực hiện thử nghiệm dài hạn
Mọi người sử dụng điện thoại theo cách khác nhau, do đó khiến các nhà sản xuất khó khăn hơn trong việc tối ưu hóa phần mềm cho đối tượng cụ thể. Đây là lý do tại sao các nhà sản xuất tiến hành một kiểm tra sâu bản cập nhật trước khi gửi phần mềm đến với khách hàng.
Một số công ty chỉ cung cấp bản cập nhật cho một lượng nhỏ người dùng để thăm dò độ ổn định của nó
Điều này có nghĩa một số lượng nhỏ thiết bị sẽ nhận được bản cập nhật để đảm bảo sự ổn định của hệ thống cũng như xác định bất kỳ lỗi nào xuất hiện. Nếu mọi thứ cho thấy thành công thì các nhà sản xuất mới bắt đầu tung bản cập nhật qua giao thức over-the-air (OTA), tức là bản cập nhật có sẵn cho tất cả mọi người thực hiện thông qua trang cập nhật phần mềm trên thiết bị của họ.
Bản cập nhật cho Android thường được tung ra lần đầu tiên ở các quốc gia châu Âu (thường là Ba Lan) trước khi triển khai xa hơn. Bản cập nhật đôi khi được đưa lên mạng, có nghĩa bạn có thể cài đặt nó mà không cần phải chờ cập nhật qua giao thức OTA từ nhà cung cấp.