Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 thu hút sự quan tâm lớn của xã hội

Mai Thoa| 05/12/2021 21:25
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sau một ngày làm việc, chiều 5/12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 “Phục hồi và phát triển bền vững” đã kết thúc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc diễn đàn.

Diễn đàn được tổ chức với Phiên toàn thể, Tọa đàm cấp cao và hai Phiên chuyên đề đã thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, của người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.

ttxvn_20211205_be_mac_dien_dan_kinh_te_1.jpg

Chỉ riêng tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị quốc tế ICC đã có gần 200 đại biểu tham dự gồm 4 Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, 20 Ủy viên Trung ương Đảng và 25 Bộ trưởng, Trưởng Ban Đảng, trưởng ngành, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc và Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội.

Có 9 đại sứ, đại diện lâm thời của các nước trong khu vực và trên thế giới. Diễn đàn được kết nối trực tuyến với 57 điểm cầu trong cả nước, kết nối với điểm cầu tại Pháp, Mỹ, Thuỵ Sỹ, Thái Lan và đại diện 5 tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Rất nhiều ý kiến các chuyên gia trong nước, quốc tế, các doanh nghiệp đã tham gia thảo luận tại Diễn đàn.

Các đại biểu được nghe thảo luận, tọa đàm của các diễn giả về việc Phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế. Dư địa chính sách tài khóa và phối hợp chính sách tài khóa - tiền tệ nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới. Chính sách thuế cho giai đoạn phục hồi kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị dành cho Việt Nam. Vấn đề Chuyển đổi số - tìm cơ trong nguy để bứt phá, phát triển kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế. Các khuyến nghị về chính sách về lao động, thị trường lao động và việc làm tại Việt Nam. An sinh xã hội cho các nhóm dễ tổn thương trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam...

Phát biểu bế mạc Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: sau một này làm việc khẩn trương, trách nhiệm, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đep. Diễn đàn thu hút sự quan tâm lớn của xã hội, doanh nghiệp, kiều bào ở nước ngoài.

Các diễn giả, học giả, nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã tham gia thảo luận, tương tác tích cực. Thể hiện sự chia sẻ giữa Trung ương và địa phương, giữa doanh nghiệp và người hoạch định chính sách. Làm căn cứ để nghiên cứu toàn diện hơn về việc phục hồi và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. 2 năm qua tác động của dịch Covd-19 làm thiệt hại khoảng 37 tỷ USD cho Việt Nam.

Vì vậy tìm giải pháp phục hồi và phát triển bền vững kinh tế là vấn đề cấp bách, được tổ chức trong ngày Chủ nhật. Theo đó, nhiều giải pháp nêu ra đó là: Giải pháp trước mắt, cấp bách phải gắn với lâu dài, phải có chính sách hỗ trợ về an sinh xã hội, tăng cường niềm tin của Nhân dân và tín nhiệm của quốc gia về thu hút đầu tư của nước ngoài. Hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, chuẩn bị năng lực đầu tư phục hồi kinh tế. Thích ứng an toàn, phục hồi hiệu quả kinh tế - xã hội cần bám sát chủ trương định hướng của Đảng tại Hội nghị Trung ương khóa XIII và nghị quyết Quốc hội khóa XV, thực hiện giảm thuế, hỗ trợ lao động - người sử dụng lao động, kích cầu các gói đầu tư công, hỗ trợ chính sách thương mại. Thực hiện cải thiện khả năng hấp thụ nhanh về các chính sách hỗ trợ nền kinh tế, nhất là đầu tư công. Cần giám sát, kiểm tra về thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế - xã hội. Vì vậy, chính sách tài khóa kết hợp tiền tệ là hết sức cần thiết. 

Chủ tịch Quốc hội khái quát có một số quan điểm lớn về chương trình phục hồi phát triển kinh tế, xã hội, cụ thể:

Một là, cần bám sát chủ trương định hướng của Đảng, Nhà nước để cụ thể hóa Kết luận lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XIII, Nghị quyết Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, trong đó bảo đảm tính nhất quán, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu thích ứng của nền kinh tế Việt Nam.

Hai là, tập trung tăng cả tổng cung và tổng cầu, vì hiện nay kể cả cầu của nền kinh tế cũng rất yếu. Tập trung tăng tổng cung và tổng cầu vì hiện nay “cầu” của nền kinh tế rất yếu. 11 tháng qua, tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ giảm 8,7% trong khi bình thường tăng 12-14%. Trong đó, cung là hỗ trợ đầu vào cho doanh nghiệp, cho người sử dụng lao động, giảm thuế, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động. Cầu là kích cầu thị trường, kể cả thị trường dịch vụ hàng hóa và kích cầu đầu tư trong nước của mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư công và đầu tư của các thành phần kinh tế.

Ba là, cần phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, như chính sách thương mại.

Bốn là, quy mô phải đủ lớn, có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, nếu không đủ liều lượng sẽ không giải quyết được những vấn đề cấp bách, không tạo ra được sự thay đổi, không khéo sẽ gây ra lãng phí. Ở đây có quan hệ giữa lượng và chất, đến một mức độ nào đó về lượng thì mới thực sự trở thành chất, thế giới cũng như thế.

Năm là, chương trình được thiết kế khả thi và thực hiện nhanh, nguồn lực đưa ra thì phải có khả năng hấp thụ ngay. Một trong những điểm nghẽn của chúng ta là khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Các đại biểu đã chỉ ra tốc độ tăng trưởng của tín dụng cũng như các vấn đề liên quan đến thực thi trong giải ngân đầu tư công, triển khai các dự án khác của các thành phần kinh tế. Không chỉ đầu tư công mà đầu tư tư nhân cũng rất chậm, vướng mắc. Vì vậy, cần cải thiện cả năng lực hấp thụ của nền kinh tế.

Sáu là, có thời hạn triển khai chủ yếu trong 2 năm, 2022-2023, đặt ra yêu cầu tập trung nguồn lực để phục hồi và kích thích kinh tế.

Bảy là, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đây là yêu cầu bắt buộc và rất quan trọng. Việc thực hiện chính sách và bảo đảm an toàn cho nền kinh tế do vậy cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của chính sách và lưu ý đến độ trễ của chính sách. Có thể chấp nhận một số thay đổi trong ngắn hạn. Ví dụ như tăng bội chi, tăng trần nợ công, lạm phát có thể không kiểm soát từng năm, mà có thể kiểm soát theo lạm phát mục tiêu. Nhưng trong cả một giai đoạn thì phải bảo đảm được chỉ số an toàn của tài chính và tiền tệ quốc gia, nhất là khả năng trả nợ của ngân sách Nhà nước.

chu-tich-qh.jpeg
Chủ tichjh Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc diễn đàn.

Tám là, huy động, quản lý, phân bổ các nguồn lực hợp lý, minh bạch, công khai, chống tiêu cực và lợi ích nhóm. Như vậy cần có thiết chế giám sát, kiểm tra bằng nhiều cách thức khác nhau.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, giải quyết các tồn tại, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế trong thời gian tới, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ cần tích cực, khẩn trương nghiên cứu, căn cứ các ý kiến rất quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức trong nước và quốc tế, các doanh nhân hôm nay để đưa ra các giải pháp kịp thời và phù hợp, đồng thời hoàn thiện chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, trong đó lưu ý đến vấn đề cải cách và hoàn thiện về thể chế.

Diễn đàn Kinh tế lần này được tổ chức nhằm thực hiện nhiệm vụ cấp bách nhưng nhờ sự nỗ lực tích cực của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các cơ quan hữu cho đến nay đã thành công tốt đẹp.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các thông tin của Diễn đàn với những kiến nghị, giải pháp rõ ràng, cụ thể sẽ đầu vào dữ liệu hết sức quan trọng đối với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan xây dựng hoàn thiện chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội và đề xuất các gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ cho phòng, chống dịch COVID-19 và chương trình tổng thể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. “Sau cơn mưa trời lại sáng và sẽ rực rỡ hơn, hãy biến Covid – 19 thành cơ hội của chúng ta”, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021 thu hút sự quan tâm lớn của xã hội