Quy định mới của Bộ GD-ĐT, điểm thi THPT quốc gia sẽ được làm tròn lên 2 chữ số thập phân, điểm ưu tiên vùng giảm. Điều này tạo cơ hội trúng tuyển cho các thí sính có năng lực tốt.
Sẽ tăng phần trăm tuyển thẳng
Chia sẻ về việc làm tròn lên 2 chữ số thập phân, TS Lê Đình Tùng – Trưởng phòng đào tại ĐH Y Hà Nội nói: “Việc làm tròn điểm 2 lên chữ số thập phân sẽ khắc phục được những yếu điểm gặp phải của năm ngoái, đặc biệt là nhóm trường có điểm đầu vào cao”.
Đồng thời theo TS Tùng, việc giảm điểm cộng vùng là chủ trương phù hợp với thực tế, đảm bảo cho tính công bằng, tăng cơ hội trúng tuyển cho các em có năng lực. “Ví dụ: năm ngoái ĐH học Y Hà Nội có số em trúng tuyển tính cả điểm ưu tiên là 119 em. Còn những em trúng tuyển không cần bất cứ ưu tiên gì chỉ có khoảng 21 em. Do đó, giảm điểm cộng vùng cũng là cơ hội dành cho các em có năng lực vào trường cao hơn”.
TS Lê Đình Tùng – Trưởng phòng đào tại ĐH Y Hà Nội giải đáp những thắc mắc liên quan đến ngành Y cho học sinh. Ảnh Ngô Chuyên.
“Chúng tôi cũng cần những nhân lực chất lượng để đào tạo nhằm đáp ứng được yêu cầu đào tạo của nhà trường”, TS Tùng nhấn mạnh.
Cũng theo vị đại diện của trường ĐH Y Hà Nội, trường vẫn giữ nguyên quy môn đào tạo như năm 2017, tuyển sinh bao gồm thi tuyển và xét tuyển. Đồng thời, tỉ lệ tuyển thẳng sẽ xem xét tăng lên 15%, dựa trên kết quả học tập mà trường phân tích trong nhiều năm. Đối với những thí sinh được tuyển thẳng có xu hướng cao hơn đối với những em sử dụng kết quả thi từ kỳ thi THPT quốc gia. “Chúng tôi sẽ xem xét tăng chỉ tiêu tuyển thẳng của các ngành đào tạo”, TS Tùng nói.
Trước đây, ĐH Y Hà Nôi xét tuyển thẳng đối với những học sinh được giải nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn: toán, hóa, sinh, học sinh được giải quốc tế toán, hóa, sinh, khoa học kỹ thuật theo quy định của Bộ GD-ĐT sẽ được tuyển thẳng vào ngành bác sĩ. Riêng đối với các ngành khác sẽ xem xét các giải nhì quốc gia các môn Toán, Hóa, sinh tuyển thẳng vào ngành cử nhân và ngành khác của trường.
Điểm chuẩn sẽ thấp hơn năm ngoái
Theo phân tích của TS Lê Đình Tùng, điểm chuẩn năm nay sẽ có xu hướng thấp hơn. Lý giải điều này TS Tùng nói: “Dựa trên tính phân loại cao hơn, giảm bớt điểm ưu tiên khu vực giảm hi vọng điểm trúng tuyển vào các nhà trường sẽ thấp hơn năm 2017”.
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, điểm chuẩn năm nay sẽ thấp hơn năm 2017. Ảnh Ngô Chuyên.
Bên cạnh đó, chia sẻ về những vất vả trong quá trình theo học ngành Y, TS Tùng nói: “Tôi cũng phải khẳng định ngành Y rất vất vả, bởi thời gian đào tạo dài. Cụ thể như: ngành bác sĩ là 6 năm, các ngành cử nhân là 4 năm. Khối lượng kiến thức, thời gian thực hành trong nhà trường khá nhiều. Đối với ngành khác các em có thể học hai buổi, riêng đối với ngành Y có thêm các buổi trực. Các buổi trực có thường lễ, tết, ngày nghỉ, trong các dịp hè và trong các buổi học trong tuần. Đồng thời, học viên của nhà trường còn phải tham gia trực ở các cơ sở đào tạo”.
Do đó, các em cần có nền tảng, kiến thức cơ bản, cơ sở vững chắc để đòi hỏi tính chính xác cũng như trách nhiệm rất cao đối với người bệnh, có sức khỏe mới theo đuổi công việc.
Bên cạnh đó, TS Tùng cũng chia sẻ: “Trong xu hướng đào tạo những năm tới đây để có thể đáp ứng được như cầu của quốc tế, thì chi phí đào tạo sẽ phải xem xét. Ví dụ: một sinh viên học 6 năm bác sĩ sau đó 3 năm nội trú. Để làm việc được độc lập, học viên đó phải mất một thời gian nữa chính vì vậy phụ huynh phải chuẩn bị cho mình một nền tảng kinh tế để các em có thể theo đuổi nghề nghiệp lâu dài”.
TS Tùng cũng chia sẻ thêm, hiện nay ĐH Y Hà Nội có phân hiệu Y Thanh Hóa. Phân hiệu tại Thanh Hóa vẫn tuyển sinh trên cả nước, điều kiện xét tuyển và thi tuyển giống nhau ĐH Y Hà Nội. Chỉ có khác điểm trúng tuyển phân hiệu ở Thanh Hóa thấp hơn so với ĐH Y Hà Nội không quá 3 điểm.
“Tuy nhiên, cần lưu ý chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên tham gia vào công tác đào tạo giống nhau. Cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng giáo dục thậm chí còn tốt hơn”, TS Tùng nhấn mạnh.
“Tôi cũng có lời khuyên với những em có điều kiện khó khăn về kinh tế hơn có thể chọn phân hiệu tại Thanh Hóa. Bởi các em có thể tiết kiệm được chi phí ăn ở, đi lại thấp hơn so với cơ sở thực hành ở Hà Nội. Còn cơ hội như học bỗng hay đi du học đều giống nhau. Đặc biệt, cơ hội trúng tuyển ở phân viện sẽ cao hơn, ví dụ như năm ngoái, điểm ở phân hiệu Y đa khoa Thanh hóa lấy 26,75 trong khi ở trường ĐH Y Hà Nội lấy 29.25 mới điểm trúng tuyển, chênh lệch nhau 2.5 điểm”, TS Tùng góp ý.