Sáng 3/7, thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2016 làm bài thi Địa lý. Đây là môn thi tự chọn thứ hai để xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển vào ĐH-CĐ, sau môn thi Vật lý chiều qua (2/7).
Lịch thi cụ thể các môn trong kỳ thi THPT quốc gia 2016
Ở môn thi Địa lý, các thí sinh có thời gian làm bài 180 phút, hình thức thi tự luận. Trước khi kỳ thi THPT quốc gia 2016 diễn ra, Bộ GD-ĐT cho biết, nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi gồm hai mức độ cơ bản và nâng cao, tỉ lệ điểm tương ứng là 60% và 40%.
Đối với môn Địa lý, thí sinh được phép mang Atlat vào phòng thi. Đây là một lợi thế rất lớn với các thí sinh thi lấy kết quả xét tuyển đại học 2016.
Các địa danh, cách thể hiện biểu đồ, số liệu... đều có thể bám theo Atlat. Điều quan trọng là biết đọc bản đồ, biểu đồ, từ đó phân tích số liệu để tìm ra kiến thức, lý giải vấn đề.
Trước kỳ thi, nhiều giáo viên và thí sinh dự đoán, tương tự như năm 2015, trọng tâm đề thi năm nay có khả năng tiếp tục hướng đến nội dung biển đảo, việc khai thác tài nguyên kinh tế biển… cũng như ý nghĩa đối với chiến lược phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
Đề thi năm được đánh giá không quá khó, bám sát chương trình học. Do đó, mới hết 2/3 thời gian làm bài, nhiều em đã ra khỏi phòng thi. Các em cho biết, ấn tượng nhất với câu hỏi về tình trạng xâm nhập mặn.
Tại TP HCM, năm nay, trong số hơn 55.000 thí sinh đăng ký thi THPT có khoảng 11.700 em đăng ký thi môn Địa lý, chủ yếu là thí sinh chọn khối C để xét tuyển đại học.
Đề thi Địa lý THPT quốc gia 2016
GỢI Ý LỜI GIẢI MÔN ĐỊA LÝ THPT QUỐC GIA 2016 |