Google giới thiệu chức năng mã hóa toàn bộ thiết bị Android kể từ phiên bản Gingerbread (2.3.x), và kể từ đó tính năng này đã liên tục được cải tiến.
Trên một số smartphone cao cấp chạy phiên bản Lollipop (5.x) trở về sau, nó được kích hoạt chức năng theo mặc định, trong khi một số thiết bị cũ hoặc rẻ hơn, bạn phải bật nó bằng tay.
Điện thoại Android đã được trang bị chức năng mã hóa dữ liệu kể từ phiên bản Gingerbread
Tại sao cần phải mã hóa điện thoại
Mã hóa dữ liệu lưu trữ trên điện thoại là một hình thức chỉ đọc. Để thực hiện chức năng mã hóa ở mức độ thấp, Android sử dụng dm-crypt, hệ thống mã hóa đĩa tiêu chuẩn trong nhân Linux. Đó là công nghệ tương tự được sử dụng bởi một loạt phiên bản phân phối của Linux.
Khi nhập mã PIN, mật khẩu, hoặc khóa pattern trên màn hình khóa, điện thoại của bạn sẽ giải mã dữ liệu, làm cho nó dễ hiểu. Nếu ai đó không biết mã PIN mã hóa hoặc mật khẩu, họ không thể truy cập dữ liệu (trên Android 5.1, mã hóa không đòi hỏi mã PIN hoặc mật khẩu, nhưng nó được khuyến khích sử dụng).
Mã hóa giúp bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trên điện thoại, chẳng hạn dữ liệu kinh doanh nhạy cảm của các công ty giúp bảo vệ dữ liệu khỏi gián điệp. Kẻ tấn công sẽ không thể truy cập vào dữ liệu mà không có chìa khóa mã hóa, mặc dù những phương pháp bẻ khóa cao cấp có thể vượt qua điều này.
Nếu là một người dùng bình thường, bạn có thể nghĩ rằng mình không có dữ liệu nhạy cảm trên điện thoại, nhưng bạn cũng có thể mã hóa. Nếu điện thoại của bạn bị mất cắp, kẻ trộm có thể truy cập vào hộp thư đến của email, địa chỉ nhà và bất kỳ dữ liệu thông tin cá nhân khác. Hầu hết những tên trộm sẽ bị ngăn cản truy cập vào dữ liệu của bạn khi đã được mã hóa mà không có công cụ unlock tiêu chuẩn. Đặc biệt, hầu hết những tên trộm chỉ quan tâm đến việc xóa dữ liệu và bán điện thoại hơn là truy cập vào dữ liệu cá nhân.
Những điều cần xem xét trước khi kích hoạt mã hóa
Hầu hết điện thoại Android mới cung cấp chức năng mã hóa bật theo mặc định. Nếu đây là trường hợp đối với điện thoại của bạn, không còn cách nào khác để vô hiệu hóa mã hóa. Nhưng nếu bạn sử dụng một thiết bị không được kích hoạt mã hóa theo mặc định, có một số lý do cần xem xét trước khi kích hoạt mã hóa.
Mã hóa sẽ khiến cho việc truy xuất các tập tin trên thiết bị Android trở nên chậm hơn
- Hiệu suất chậm hơn: Khi một thiết bị được mã hóa, dữ liệu đã được giải mã mỗi khi bạn truy cập vào nó. Vì vậy, bạn có thể thấy hiệu suất làm việc giảm đi một chút khi nó đã được kích hoạt, mặc dù nó thường không gây chú ý cho hầu hết người dùng (đặc biệt nếu bạn đang sở hữu một chiếc điện thoại mạnh mẽ).
- Mã hóa làm việc một chiều: Nếu bạn kích hoạt mã hóa, cách duy nhất để hoàn tác quá trình này là chuyển máy về chế độ nhà sản xuất và bắt đầu lại từ đầu. Vì vậy, hãy chắc chắn với những gì xảy ra trước khi bắt đầu quá trình mã hóa.
- Nếu thiết bị đã được root, bạn cần phải tạm unroot: Nếu bạn cố gắng mã hóa một điện thoại root, bạn sẽ gặp phải các vấn đề. Bạn có thể mã hóa điện thoại root, nhưng trước đó bạn sẽ phải unroot nó, thực hiện quá trình mã hóa, sau đó root trở lại.
Nhìn chung, mã hóa điện thoại là điều cần thiết để cung cấp cho bạn một ý tưởng bảo vệ thiết bị của mình. Đối với hầu hết mọi người, bảo vệ thêm là điều rất có giá trị.