Sau 5 năm thực hiện, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng từ Trung ương đến địa phương, nhiều nội dung của Nghị quyết 19 về việc giao quyền tự chủ, các đơn vị sự nghiệp công lập đã được triển khai nghiêm túc và đạt kết quả tích cực.
Theo quy định về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập vừa được Chính phủ ban hành, sắp tới tất cả các đơn vị sự nghiệp công sẽ được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, biên chế và đặc biệt là được tự chủ về tài chính.
Chủ trương này đang được đón nhận như một giải pháp để các đơn vị này chủ động thu hút các nguồn lực từ xã hội đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Sau 5 năm thực hiện, với sự nỗ lực của các cấp ủy đảng từ Trung ương đến địa phương, nhiều nội dung của Nghị quyết 19 đã được triển khai nghiêm túc và đạt kết quả tích cực.
Hà Nội đã sáp nhập và giảm số phòng ban của các Ban Quản lý dự án, các cơ sở giáo dục đào tạo, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc một số sở, ngành. Giai đoạn 2022-2025, thành phố sẽ chuyển trên 360 đơn vị sang tự chủ tài chính.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08 và 5 Nghị định nhằm thể chế hóa các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 19 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII.
Đến nay đã có trên 3100 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, chiếm 6,6% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn quốc.
Để các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển sang cơ chế tự chủ ở mức cao hơn, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 60, trong đó sẽ tính đúng, tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công.