3 rào cản thách thức xuất khẩu nửa cuối năm

T. Nhi| 14/07/2020 10:02
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo Bộ Công Thương, 3 yếu tố khó khăn chính, cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam do ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, dịch Covid-19 và sức ép cạnh tranh khi EVFTA có hiệu lực.

6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 240,12 tỷ USD, giảm nhẹ 1,4% (tương ứng giảm 3,29 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

3 rào cản thách thức xuất khẩu nửa cuối năm

Ảnh minh họa

Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 122,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% (tương ứng tăng 226 triệu USD) và trị giá nhập khẩu là 117,33 tỷ USD, giảm 2,9% (tương ứng giảm 3,52 tỷ USD).Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm thặng dư tới 5,46 tỷ USD, trong khi con số cùng kỳ năm trước là 1,72 tỷ USD.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, những tháng cuối năm có 3 yếu tố khó khăn chính, cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới cập nhật tháng 6/2020, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu có thể giảm 4,9% trong năm 2020, giảm 1,9 điểm phần trăm so với dự báo của tháng 4/2020, do dịch bệnh Covid-19 nghiêm trọng hơn dự đoán.

Đồng thời, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ lớn. Những lo ngại bắt đầu xuất hiện trở lại ở châu Á, sau khi một số quốc gia đối mặt với nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ hai như: Trung Quốc, Hàn Quốc, trong khi số lượng bệnh nhân tăng mạnh tại Ấn Độ...

Bộ Công Thương phân tích, trước tình hình làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 có thể quay trở lại, phía Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh như chính quyền thành phố Bắc Kinh đã phải hủy bỏ toàn bộ các chuyến bay nội địa, hạn chế đi lại, cấm người dân đi du lịch để ngăn chặn dịch bệnh.

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp và hộ sản xuất nông sản, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cường giám sát chất lượng, chủ động phối hợp với đối tác nhập khẩu tuân thủ nghiêm các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực thẩm, truy xuất nguồn gốc.

Đồng thời, doanh nghiệp cần tích cực theo dõi, nắm bắt thông tin thị trường để chủ động trong việc đưa hàng lên các cửa khẩu biên giới, qua đó góp phần giảm thiểu rủi ro và thời gian thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu.

Yếu tố khó khăn nổi cộm thứ ba được Bộ Công Thương nhắc tới là, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8 tới dù được đánh giá mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa, song cũng tạo ra những sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường nội địa Việt Nam.

Đặc biệt khó khăn với các mặt hàng nông sản bởi khi EVFTA có hiệu lực, lộ trình giảm thuế được triển khai, nhiều sản phẩm với tiêu chuẩn EU sẽ có cơ hội vào Việt Nam với mức giá cạnh tranh hơn so với hiện nay.

Bên cạnh các khó khăn phải đối mặt, theo Bộ Công Thương từ nay đến hết năm vẫn có một số điểm tích cực hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Điển hình như, nhiều nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và bắt đầu đẩy nhanh quá trình phục hồi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
3 rào cản thách thức xuất khẩu nửa cuối năm