"Đạo luật Goo Hara" chuẩn bị được chính phủ Hàn Quốc áp dụng

Minh Anh| 30/04/2021 21:43
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

SBS News đưa tin “Đạo luật Goo Hara” được đưa ra xem xét trong buổi họp của Hội đồng Nhà nước. Trước mắt, luật đã được thông qua và áp dụng tới năm 2025.

Ngày 24/11/2019, showbiz Hàn Quốc chìm trong không khí tang thương khi nữ idol Goo Hara, cựu thành viên nhóm nhạc nữ Kara, lựa chọn tự kết thúc cuộc đời mình. Cô ra đi ở độ tuổi còn rất trẻ, mới 28 tuổi, để lại nhiều xót xa, phẫn nộ và có cả hối tiếc cho những người ở lại.

goo4.jpg
Showbiz Hàn Quốc chìm trong không khí tang thương khi nữ idol Goo Hara chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình.

Trước khi qua đời, giọng ca “Midnight Queen” trải qua vô số nỗi đau từ thiếu thốn tình thương của mẹ từ nhỏ, lớn lên nổi tiếng phải chịu vô số sự ác ý từ anti-fan, bị bạn trai bạo hành đến mất đi người bạn thân thiết – Sulli…

Tuy nhiên, khi bị dồn đến đường cùng phải lựa chọn cách giải thoát cực đoan nhất, cô vẫn không thể thanh thản ra đi vì người mẹ “mất tích” suốt 20 năm qua bất ngờ xuất hiện đòi thừa kế một nửa tài sản của Goo Hara.

Phẫn nộ trước hành động nhẫn tâm của mẹ ruột, Goo Ho In - anh trai Goo Hara đâm đơn kiện, đồng thời kiến nghị lên Quốc hội Hàn Quốc để hợp pháp hóa "Đạo luật Goo Hara".

goo3.jpg
Phẫn nộ trước hành động nhẫn tâm của mẹ ruột, Goo Ho In - anh trai Goo Hara đâm đơn kiện, đồng thời kiến nghị lên Quốc hội Hàn Quốc để hợp pháp hóa "Đạo luật Goo Hara".

Sau rất nhiều khó khan, cuối cùng “Đạo luật Goo Hara” được đưa ra xem xét trong buổi họp của Hội đồng Nhà nước. Theo Xports News, SBS NewsDispatch đưa tin "Đạo luật Goo Hara" bước đầu được thông qua, có thể đưa vào thực hiện trong thời gian tới.

Theo đó, cuộc họp của Hội đồng Nhà nước do Tổng thống Hàn Quốc chủ trì đã diễn ra vào ngày 27/4. Trong buổi họp, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình đã đưa ra kế hoạch cơ bản lần thứ tư nhằm phát triển các gia đình lành mạnh.

Bản kế hoạch có cả "Đạo luật Goo Hara" về việc hưởng thừa kế theo luật dân sự. Sau khi được thông qua hoàn toàn, luật sẽ có hiệu lực trong thời hạn 5 năm tới 2025, rồi tiếp tục được xem xét và sửa đổi.

Với "Đạo luật Goo Hara", các bậc cha mẹ bỏ bê không nuôi dạy con cái sẽ không được hưởng quyền thừa kế gia sản nếu chẳng may người con qua đời trước. Nghĩa vụ nuôi dưỡng là một trong những điều kiện cơ bản nếu cha mẹ muốn hưởng khoản thừa kế tài sản từ con cái. Nếu cha mẹ không hoàn thành, hoặc chăm sóc con không đúng mực, Tòa án Gia đình sẽ ra quyết định loại trừ quyền thừa kế.

goo2.jpg
Cuối cùng "Đạo luật Goo Hara" đã được thông qua sau cuộc họp của Hội đồng Nhà nước Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, "Đạo luật Goo Hara" còn có một điều khoản khác liên quan tới công nhân viên chức. Theo tin tức do Xports News đăng tải, con cái cũng sẽ bị cấm nhận toàn bộ hoặc một phần tiền hưu trí của cha mẹ nếu không hoàn thành nghĩa vụ nuôi dưỡng. Điều luật cho công nhân viên chức nghỉ hưu đã được thông qua trong cuộc họp Hội đồng Nhà nước vào ngày 23/4.

"Đạo luật Goo Hara" về quyền thừa kế tài sản đã được đưa ra thảo luận từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, thời điểm đó, dự thảo luật đã bị bác bỏ. Đến khi anh trai Goo Hara là Goo Ho In đệ đơn kiện mẹ ruột vì bà yêu cầu được chia 50% số tài sản của ngôi sao quá cố, dự án luật mới được đưa ra xem xét một lần nữa.

Anh trai cựu thành viên Kara đã kiến nghị quốc hội nước này thông qua "Đạo luật Goo Hara" vào tháng 3/2020. Lá đơn nhận được hơn 100.000 chữ ký đồng tình của khán giả.

goo.jpg
Với "Đạo luật Goo Hara", các bậc cha mẹ bỏ bê không nuôi dạy con cái sẽ không được hưởng quyền thừa kế gia sản nếu chẳng may người con qua đời trước.

Cũng theo Xports News, ngoài "Đạo luật Goo Hara", "Luật Sulli" cũng bước đầu được thực hiện khi Naver và một số nền tảng mạng xã hội khác đã hủy bó chế độ bình luận dưới các bài đăng về nghệ sĩ, hoặc yêu cầu người dùng mạng cung cấp thông tin cá nhân thật.

Khi Sulli qua đời, khán giả và nhiều nhà chính trị cũng đồng tình rằng nên có riêng điều khoản luật dành cho những cá nhân chuyên bình luận ác ý trên mạng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
"Đạo luật Goo Hara" chuẩn bị được chính phủ Hàn Quốc áp dụng