Công dụng giải rượu tuyệt vời từ lá dong gói bánh chưng ngày Tết

Thảo Nguyên(TH)| 22/01/2017 06:35
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Lá dong gói bánh chưng được Đông y đánh giá là vị thuốc chữa nhiều bệnh hiệu quả.

Cây lá dong còn gọi là dong gói bánh, dong rừng hay dong lá, là loại cây mọc ở thung lũng ẩm ướt có bóng râm che phủ như trong rừng dọc theo suối có độ cao từ 0 đến 1.500m so với mực nước biển.

Công dụng giải rượu tuyệt vời từ lá dong gói bánh chưng ngày Tết

Người ta thường lấy lá dong làm bánh chưng, bánh ú, bánh giò, bánh tét, bánh nếp, bánh tẻ, song còn được trong dân gian sử dụng làm thuốc. Bộ phận được sử dụng làm thuốc là toàn cây (Herba Phrynii Capitati).

Đông y cho rằng thuốc có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết, lợi niệu. Vì vậy mà người ta đã sử dụng rễ và lá để làm thuốc. Rễ dùng chữa sưng gan; lỵ; tiểu tiện đỏ đau. Lá dùng chữa xoang miệng bị lở loét; suy nhược. Dân gian dùng lá giã ra lấy nước uống trị say rượu.

Vị ngọt nhạt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương quyết, lợi tiểu, làm se.

Công dụng giải rượu tuyệt vời từ lá dong gói bánh chưng ngày Tết

- Chữa say rượu: lá dong tươi 100g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá non sắn dây. Có thể dùng cuống lá dong cũng được.

- Chữa ngộ độc: Đọt lá dong 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Ngày làm 2 - 3 lần.

- Chữa vết thương: Lá dong 100g, rửa sạch, giã nhỏ, đắp băng. Nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay.

- Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: Lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống 2-3 lần.

- Chữa hen suyễn: Phần thân (phần thân chính của cây lá dong là phần gốc của cây dong, không lấy phần trên mặt đất là thân giả), thái lát mỏng rồi sao vàng hạ thổ, sau đó sắc uống vài lần

Lá dong thuộc loại cây thảo cao khoảng 1m, thân rễ hình củ. Lá thuôn hay thuôn mũi mác, dài 30 - 50cm, rộng 10 - 20cm, gốc nhọn, đầu có mỏ ngắn, hai mặt nhẵn; cuống lá dài, nhẵn; bẹ lá nhẵn hay có lông ít hay nhiều ở gốc.

Lá dong phân bố ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Indonesia, Myanma, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có ở nhiều nơi thuộc Bắc Bộ, Trung Bộ (hiện nay cây lá dong đã được di thực về đồng bằng sông Cửu Long).

 

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Công dụng giải rượu tuyệt vời từ lá dong gói bánh chưng ngày Tết