Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Gần đây, tôi thấy cơ quan chức năng bắt giữ liên tiếp nhiều vụ liên quan đến việc buôn bán ngà voi, sừng tê giác. Tôi băn khoăn không biết đây có phải là hàng cấm hay không? Nếu buôn bán liệu có vi phạm pháp luật hay không?
Độc giả Nguyễn Như Ý
Luật sư Chu Văn Tiến<_o3a_p>
Trả lời: Dựa trên những thông tin mà bạn đã nêu, chúng tôi tư vấn những quy định của pháp luật về vấn đề mà bạn đang thắc mắc như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 155 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về “Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm” thì: “Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Như vậy điều luật đã quy định hành vi buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh là một trong bốn dạng hành vi bị cấm theo quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Đồng thời, căn cứ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh ban hành kèm theo của Nghị định số 19/VBHN-BCT của Bộ công thương năm 2014 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và khoản 2 Điều 11 Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì Voi (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng như ngà voi…) được xếp vào nhóm những động vật đặc biệt quý hiếm là hàng hóa bị cấm buôn bán ở nước ta.
Do vậy người có hành vi trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo Điều 155 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến mười lăm năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
(Bạn đọc có những băn khoăn hay thắc mắc về pháp lý, xin hãy gửi câu hỏi về địa chỉ conglydientu@congly.com.vn để được các chuyên gia tư vấn pháp luật giải đáp trong thời gian sớm nhất).