Bộ Thương mại Mỹ ngày 4/3 đã bổ sung Bộ Quốc phòng Mynamar, Bộ Nội vụ Myanmar, và hai tập đoàn chủ chốt do quân đội điều hành vào “danh sách đen thương mại”, Sputnik đưa tin.
Nga sẵn sàng hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về một giải pháp hòa bình cho tình hình ở Myanmar, Sputnik dẫn tuyên bố ngày 3/3 của Bộ Ngoại giao Nga.
Ngày 2/3, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra tuyên bố chung về cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar, trong đó bày tỏ quan ngại về tình hình ở Myanmar, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không kích động bạo lực.
Bà Aung San Suu Kyi, cựu cố vấn nhà nước Myanmar, phải đối mặt với hai cáo buộc mới, ngoài hai tội danh đầu tiên mà quân đội đưa ra khi bắt giữ bà vào ngày 1/2, theo tin trên cổng thông tin Myanmar Now.
Ngày 2/2, Bộ Ngoại giao đã phát đi bản tin bảo hộ công dân, trong đó có một số khuyến cáo đối với cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại Myanmar.
"Việt Nam mong muốn Myanmar sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực và tiếp tục đóng góp cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN", người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 đã ban bố tình trạng khẩn cấp và tuyên bố quyền lực được giao lại cho Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing, sau khi các nhân vật lãnh đạo chủ chốt của nước này bị bắt giữ.