Chelsea thành công khi dám sòng phẳng với Luật Công bằng tài chính

Mạnh Nguyễn| 26/09/2014 14:57
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trên thị trường chuyển nhượng, The Blues đã đối mặt sòng phẳng với những khó khăn của điều luật này quy định, quan trọng là họ dám mạo hiểm và chiến thắng.

“The Blues đang tuân thủ các quy tắc của Luật Công bằng tài chính - FFP nghiêm ngặt và tất cả hoàn toàn hợp pháp”, The Times 'Rory Smith viết ngắn gọn về khả năng thích ứng rất tốt của Chelsea với Luật Công bằng tài chính.

Vượt trội so với CLB khác

Huấn luyện viên người Bồ Đào Nha Jose Mourinho cho biết "Chúng tôi đang cố gắng cân đối chi tiêu, kiếm tiền để có thể chi tiêu nhiều hơn. Trong thời điểm này, Chelsea không còn là đội bóng chỉ biết đổ tiền vào thị trường chuyển nhượng". Quả vậy, vào kỳ chuyển nhượng mùa hè, Chelsea đã mang Cesc Fabregas, Diego Costa, Luis Filipe và Loic Remy về Stamford Bridge nhưng họ cũng phải chia tay không ít những ngôi sao để bù đắp lại. Khoản tiền kếch xù từ hợp đồng chuyển nhượng David Luiz, Romelu Lukaku hay Juan Mata trước đó cùng việc cho mượn hàng loạt cầu thủ khác, Chelsea thậm chí đã làm ăn có lãi hơn bất cứ đội bóng nào khác.

Chelsea thành công khi dám sòng phẳng với Luật Công bằng tài chính

HLV Jose Mourinho có thể hài lòng với chính sách chuyển nhượng của CLB

Đứng trước sự xiết chặt của Luật Công bằng tài chính, có đội bóng đã trở nên mạnh mẽ hơn nhưng không phải đội bóng nào cũng khéo léo như vậy. Trong mùa hè này, một đội bóng vốn chuyển nhượng ầm ĩ như Manchester City cũng không thể hoạt động sôi nổi trên thị trường. Quy mô đội hình, quỹ tiền lương và những khoản chi tiêu quá đà trong các kỳ chuyển nhượng trước đó khiến Manchester City không xoay sở được nhiều. Manchester City thậm chí bị ngay người hàng xóm đáng ghét Manchester United qua mặt trong thương vụ Falcao vì lí do tài chính.

Những nhà kinh doanh bậc thầy

Để hiểu rõ những gì đang diễn ra tại Chelsea cần biết, trên thực tế ở đây có hai nhóm tách biệt cùng xử lí vấn đề chuyển nhượng. Một nhóm được Mourinho quản lý, quan tâm đến chiến thắng của những trận bóng đá với những chiếc cup danh giá. Một nhóm quan tâm tới hiệu quả kinh tế của các bản chuyển nhượng.

Nhóm thứ hai này đã dành 5 năm qua để thu hút một số tài năng trẻ xuất sắc nhất trên khắp châu Âu và trên thế giới, đưa những cầu thủ này đến cơ sở đào tạo Cobham của Câu lạc bộ một vài năm, sau đó gửi những cầu thủ này dưới dạng cho mượn. Nhiều cầu thủ đến Vitesse Arnhem – “feeder club” không chính thức của Chelsea tại Hà Lan; một số cầu thủ khác (bao gồm những cầu thủ như Lukaku và Thibaut Courtois) được gửi tới một đội bóng thích hợp tại Premier League.

Chelsea thành công khi dám sòng phẳng với Luật Công bằng tài chính

Những cầu thủ của Chelsea sẽ được bán đi khi đươc giá - Ảnh minh họa

Mục đích của giới kinh doanh cầu thủ của Chelsea không phải là đem các cầu thủ về cho Mourinho sử dụng. Ở Chelsea không có thời gian để cho phép các cầu thủ trẻ mắc sai lầm, nên họ cần những cầu thủ tinh nhuệ, đạt độ chín để chiến đấu. Vì vậy, khi một trong những cầu thủ có triển vọng của Chelsea đã phát triển đến đỉnh cao so với giá trị thị trường, cầu thủ đó sẽ được bán - ví dụ tiêu biểu là trường hợp Kevin De Bruyne, đã được bán cho Wolfsburg giúp Chelsea thu về một khoản “siêu lợi nhuận”, mặc dù anh thi đấu không mấy ấn tượng trong màu áo Chelsea. Rõ ràng, Chelsea mua cầu thủ không phải để sử dụng mà để chuyển nhượng.

Lợi nhuận từ việc kinh doanh cầu thủ theo cách này đã củng cố sức mạnh chi tiêu của Mourinho. Từ đó ông có thể đưa về những cầu thủ phù hợp với hệ thống chiến thuật được vận hành trên sân. Rõ ràng, Chelsea đang có một hệ thống quản lí, vận hành kinh doanh thông minh, và sẽ dễ hiểu nếu Chelsea trong một thời gian rất dài trước mắt duy trì được thành tích cao trên mọi đấu trường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chelsea thành công khi dám sòng phẳng với Luật Công bằng tài chính