Ngày 3/8, PGS.TS Nguyễn Thanh Phong- Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, vừa kiểm tra, phát hiện một số trang web quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo.
Theo đơn vị này, những trang website quảng cáo không phải do công ty sở hữu công bố và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thực hiện. Các sản phẩm đang quảng cáo tại các website trên không đảm bảo về chất lượng, an toàn theo công bố đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Cẩn trọng với thông tin quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Ảnh minh hoạ
Do đó, Cục An toàn thực phẩm thông báo để người tiêu dùng biết thông tin và lựa chọn sản phẩm khi mua và sử dụng trên các trang website/internet, đó là các website:
1.Website benhdaukhop.net: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoạt khớp An Hưng Đường của công ty Cổ phần Thương mại Media;
2.Website lotuzzdiabetes.quora.com, linkedin.com, ok.ru: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo dược Toppy của Công ty Cổ phần Quốc tế Lotuzz;
3.Website trungtamthuoc.com, pharmacity.vn, shoptretho.com.vn, mega3.vn,...: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dầu gấc Việt Nam G8, Dầu gấc viên nang Vinaga, Dầu gấc viên nang Vinaga DHA của công ty Trách nhiệm hữu hạn Chế biến dầu thực vật và thực phẩm Việt Nam;
4.Website nhathuocviet.vn: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An giấc Plus của Công ty Cổ phần Dược Huệ Đức;
5.Website vatgia.com: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao xạ đen Hòa Bình của Công ty Cổ phần Thảo dược Hòa Bình;
6.Website unangbuongtrung.com.vn, suynhuocthankinh.vn, pavietnam.com: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Nga Phụ Khang của Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.
7. Website viemgan.com.vn: Quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Giải độc gan Tuệ Linh của Công ty TNHH Tuệ Linh.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông báo để người tiêu dùng biết thông tin và lựa chọn sản phẩm khi mua và sử dụng trên các trang website/internet.