Cán cân tài - đức

Phạm Mạnh Hà| 19/12/2016 13:29
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng chính sách sử dụng nhân tài, đồng thời Người cũng cho rằng" Cán bộ là cái gốc của công việc".

Việc lựa chọn cán bộ phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định như phải có đạo đức cách mạng, phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng của nhân dân; có mối liên hệ mật thiết với nhân dân, hiểu biết nhân dân, luôn chú ý đến lợi ích của nhân dân. Những đòi hỏi này có thể coi là những tiêu chuẩn cơ bản chung nhất của người cán bộ cách mạng trong tất cả các thời kỳ, ở tất cả các cấp, ở tất cả các địa bàn.<_o3a_p>

Dù yêu cầu của lịch sử, nhiệm vụ của cách mạng, quyền lợi của nhân dân, ở mỗi thời điểm có thay đổi, tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh vào hai chữ “Đức” và “Tài”.<_o3a_p>

Về việc dùng người tài,  Người đã nêu quan điểm rõ ràng là: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".<_o3a_p>

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Không có đạo đức cách mạng thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Như vậy tiêu chuẩn hàng đầu của người cán bộ là phải có đạo đức cách mạng, vì mọi việc thành hay bại, điều chủ chốt là ở cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không.<_o3a_p>

Trong khi coi đạo đức là gốc, là nền tảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời đánh giá rất cao và coi trọng tài năng. Tài không giản đơn thu gọn ở bằng cấp, học vị. Chính bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một minh chứng hùng hồn cho thấy cái tài không phải là sự đi học sao chép nhận thức của người khác, mà cái tài chính là ở cái sự bản thân tự nhận thức được sâu sắc thế giới xung quanh mới gọi là cái tài. Cho nên ở Hồ Chí Minh thì bằng cấp không có ý nghĩa gì nhiều, vì bản thân Người không sở hữu nhiều bằng cấp danh giá nơi trời Tây, nhưng Người lại là một thiên tài của cả dân tộc Việt Nam. Đó là một sự thật không ai có thể phủ nhận được.<_o3a_p>

Giữa cán cân tài -  đức, Người nói: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô, hủ hóa có hại cho nước. Có đức mà không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được cho ai". Như vậy là theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cán bộ không có tài thì vô ích vô hại, nhưng cán bộ nếu không có đạo đức cách mạng thì không những không có ích mà lại còn có hại cho đất nước.

Quan điểm về tài - đức này của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng đắn tuyệt đối. Minh chứng là hai cuộc kháng chiến đại thắng của dân tộc ta chính là nhờ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng người tài đức vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt theo quan điểm này của Người.<_o3a_p>

Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi, có lẽ do quá “khát” nhân tài, mà người ta đã có sự vội vã, nghiêng ngả trong cán cân tài - đức, trọng tài hơn đức?<_o3a_p>

Điển hình là vụ bổ nhiệm "thần tốc" một du học sinh còn đang đi học nơi xứ người, một cán bộ chưa hết thời gian tập sự, một Đảng viên mới kết nạp, nhưng vì đã sở hữu các bằng cấp danh tiếng ở nước ngoài, mà người ta đã "dẹp" các tiêu chuẩn của chức vụ về cao cấp lý luận chính trị, về thực tiễn tận tụy công tác sang một bên, để phong hàm cấp tốc cho lên làm lãnh đạo chỉ sau có 2 tháng làm thử việc. Mà lưu ý ở đây, những tiêu chuẩn về chính trị đó chính là về cái đức của cán bộ. <_o3a_p>

Ở đây không bàn đến những "yếu tố" đứng đằng sau sự "vội vã" đó, mà chỉ bàn đến cái quan điểm về cán cân tài - đức, khi người ta nghiêng về bên tài như vậy, là có đúng đắn hay chưa?<_o3a_p>

Phải thừa nhận rằng, khi người ta dẹp sang một bên các tiêu chuẩn tận tụy công tác, trình độ chính trị mà "người tài" chưa có sang một bên, là người ta đã quan điểm đức nhẹ hơn tài.<_o3a_p>

Và thậm chí, khi sự việc đã vỡ lở, thì "người tài" lại còn phụ họa theo quan điểm này, bằng phát biểu trước báo giới hàm ý giải thích vì sao mình được phong làm lãnh đạo, rằng là vì "Tôi thích chính trị từ nhỏ", và "Người trẻ cần áp lực để làm việc". Như vậy bản thân "người tài" này cũng có quan điểm trọng tài hơn đức, khi xem trình độ chính trị, thực tiễn tận tụy công tác chỉ là thứ yếu, so với mấy bằng cấp ngoại sáng láng của mình.<_o3a_p>

Hãy học theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về trọng dụng người hiền tài để từ đó biết khiêm tốn, tự giác và tự trọng.<_o3a_p>

<_o3a_p>

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cán cân tài - đức