Bệnh chân tay lạnh là một trong những triệu chứng thường gặp vào mùa đông. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân của căn bệnh là gì? Và cách chữa trị bệnh này như thế nào?
Biểu hiện chính của bệnh là tay, chân luôn có cảm giác tê cóng, mặc dù đã đi nhiều lớp tất hoặc đã đắp chăn kín. Bệnh có thể do các nguyên nhân sau:
- Hệ tuần hoàn có vấn đề: Do tim suy yếu nên huyết dịch không thể đi tới được các bộ phận xa tim nhất, hay thiếu máu hoặc lượng hồng cầu thấp, mạch máu thu co khiến khả năng tuần hoàn máu kém, không đến chân tay đặc biệt là phần đầu ngón tay.
- Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: Nếu bạn là người ăn kiêng quá mức hoặc chán ăn, cũng dẫn đến sự lưu thông máu kém.
- Không đủ dưỡng khí: Đông Y cho rằng, chân tay lạnh là khí không thông, khi trời chuyển lạnh hoặc cơ thể bị lạnh, các gan mạch cũng bị lạnh, chức năng tái tạo máu của gan cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến thận không đủ dưỡng khí, chân tay lạnh cóng, đỏ tấy hoặc trắng bệch, thậm chí xuất hiện cảm giác đau nhức.
- Thay đổi hooc-môn do sinh nở: Sau khi sinh nở, hooc-môn trong cơ thể cũng thay đổi làm ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, làm cho mạch máu dưới da co lại, tuần hoàn máu giảm, từ đó gây ra chứng lạnh chân tay.
Bệnh chân tay lạnh gây cho chúng ta khá nhiều phiền phức
Mặc dù, chứng bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nó cũng gây cho chúng ta khá nhiều phiền phức. Vậy làm thế nào để bạn khắc phục chứng bệnh chân tay lạnh vào mùa đông.
Việc trước tiên đó là phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt là trong những ngày thời tiết trở lạnh. Khi cơ thể đủ ấm thì chân tay cũng sẽ ấm áp và bớt bị lạnh hơn.
Một việc nữa bạn cần làm là, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn nên ngâm chân và tay trong nước ấm khoảng 40 - 50 độ có pha chút muối, gừng để khí huyết lưu thông dễ dàng. Bạn chỉ cần ngâm chân tay trong nước ấm khoảng 10 - 15 phút, sau đó lau khô rồi đi tất ấm. Đây là cách chữa bệnh chân tay lạnh vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, việc tập thể dục đều đặn sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu và trao đổi chất, giúp máu lưu thông tốt hơn đến các chi. Nhờ đó mà bàn tay và chân của bạn sẽ không bị lạnh nữa. Đồng thời việc tập luyện còn giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.
Bạn nên ngâm chân và tay trong nước ấm khoảng 40 - 50 độ có pha chút muối, gừng để khí huyết lưu thông dễ dàng.
Không những thế, dinh dưỡng hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong cách chữa chân tay lạnh. Bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa niacin. Đây là một vitamin thuộc nhóm B, có tác dụng giúp giãn mạch máu, làm tăng lưu lượng máu, để máu lưu thông tốt hơn đến các chi.
Loại vitamin này có nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên như sữa, trứng, thịt bò, thịt lợn, bơ, các loại hạt, ngũ cốc, thực phẩm họ đậu, cá thu và cá kiếm...
Sắt cũng là dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể. Nếu bạn bị thiếu sắt có thể làm thay đổi sự chuyển hóa hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự điều chỉnh thêm sắt: nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, bạn hãy bổ sung thêm sắt cho cơ thể từ những loại thực phẩm như hải sản, đậu phụ, ngũ cốc, thịt gia cầm, cá, thịt nạc đỏ, và các loại rau lá xanh.
Khi có thời gian, bạn cũng nên thường xuyên mát-xa lòng bàn tay và bàn chân để tuần hoàn máu ở vùng này được tăng cường, giúp tay chân ấm nóng.