Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học. Bộ cũng nêu rõ vi phạm nào sẽ bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo.
Cụ thể các trường hợp như sau:
Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 2 của Thông tư này (xem tại đây).
Tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép tổ chức hoạt động đào tạo.
Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải đình chỉ tuyển sinh.
Không thực hiện đúng quy định tại Khoản 1, Điều 11 của Thông tư này.
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quyết định thu hồi quyết định cho phép đào tạo phải xác định rõ lý do thu hồi, các biện pháp cụ thể đảm bảo quyền lợi của sinh viên và giảng viên; công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT. Ảnh minh họa, nguồn Internet.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo đối với những cơ sở đào tạo vi phạm quy định tại Khoản 1, Điều này. Thời hạn đình chỉ tuyển sinh từ 12 tháng đến 24 tháng.
Quyết định đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo phải xác định rõ lý do đình chỉ tuyển sinh, thời hạn đình chỉ tuyển sinh, các biện pháp cụ thể đảm bảo quyền lợi của người học và giảng viên.
Sau thời hạn đình chỉ tuyển sinh, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh được khắc phục và đảm bảo các điều kiện tại Điều 2 của Thông tư này thì Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định cho phép cơ sở đào tạo được tuyển sinh trở lại.
Đối với việc thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học
Cơ sở đào tạo bị Bộ GD-ĐT thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học liên quan khi để xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
Có hành vi gian lận để được mở ngành đào tạo trình độ đại học.
Vi phạm nghiêm trọng quy định về tuyển sinh, quản lý, tổ chức đào tạo.
Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh.
Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt ở mức độ phải thu hồi quyết định mở ngành.
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quyết định thu hồi quyết định cho phép đào tạo phải xác định rõ lý do thu hồi, các biện pháp cụ thể đảm bảo quyền lợi của sinh viên và giảng viên; công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT.
Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, Hội đồng thẩm định và đơn vị có người được mời tham gia Hội đồng thẩm định
Trách nhiệm của các thủ trưởng cơ sở đào tạo:
Đảm bảo tính trung thực, chính xác của hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo trình độ đại học.
Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, minh chứng khi Hội đồng thẩm định hoặc các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Chịu trách nhiệm về các điều kiện bảo đảm chất lượng cho hoạt động đào tạo trình độ đại học của cơ sở đào tạo.
Đơn vị có giảng viên hoặc cán bộ khoa học được mời tham gia Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên này hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh NC.
Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định.
Bố trí kinh phí và chi trả theo quy định hiện hành cho việc thực hiện kiểm tra, xác nhận điều kiện thực tế; thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm nội bộ theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ GD-ĐT và các cơ quan chức năng có thẩm quyền về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Thủ trưởng các cơ sở đào tạo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 3 của Thông tư này tổ chức xem xét hồ sơ và các điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học, quyết định mở ngành và gửi quyết định mở ngành kèm theo hồ sơ theo quy định tại khoản 2, Điều 4 của Thông tư này về Bộ GD-ĐT.
Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định thực hiện thẩm định chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các kết quả thẩm định; chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ GD-ĐT và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Đơn vị có giảng viên hoặc cán bộ khoa học được mời tham gia Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên này hoàn thành nhiệm vụ.
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan thuộc Bộ GD-ĐT
Tổ chức xem xét hồ sơ và các điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học của các cơ sở đào tạo theo quy định.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc mở ngành đào tạo trình đại học theo quy định hiện hành, đảm bảo chất lượng đào tạo.