Theo công bố mới nhất của Viện Kinh tế và Hòa Bình (IEP), Iceland một lần nữa được công nhận là quốc gia an toàn nhất thế giới, đứng vị trí đầu tiên theo chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI).
Phụ nữ trong mặt nạ bảo vệ ở Indonesia. Ảnh minh họa
Về vị trí thứ hai trong danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới là New Zealand; trong khi Bồ Đào Nha đứng thứ ba.
Trong mười quốc gia có chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) tốt nhất còn có Áo, Đan Mạch, Canada, Singapore, Cộng hòa Cezch, Nhật Bản và Thụy Sĩ.
Việt Nam chiếm vị trí thứ 64 trong bảng xếp hạng. Mặc dù gây ấn tượng đối với thế giới trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, song Việt Nam đã tụt hạng 5 bậc so với nghiên cứu trước đó.
Theo báo cáo Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (GPI) năm 2019 do Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) mới công bố, Việt Nam đạt 1,877 điểm, đứng thứ 57/163 quốc gia và vùng lãnh thổ và thuộc nhóm có chỉ số hòa bình cao.
Nga một lần nữa ở vị trí thứ 154, giữa Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Đồng thời, những người soạn thảo tài liệu lưu ý các chỉ số của Nga trong các danh mục "An ninh và Quốc phòng", "Quân sự hóa" và "Tiếp diễn xung đột" đã được cải thiện.
Tổng cộng có 163 quốc gia được xướng tên trong danh sách các quốc gia an toàn nhất thế giới. Đứng vị trí cuối cùng là Iraq, Syria và Afghanistan.
Global Peace Index (GPI - Chỉ số hòa bình toàn cầu) đánh giá sự yên bình của các quốc gia và các khu vực qua những so sánh tương đối. Danh sách GPI được lập ra và được xuất bản bởi một ủy ban quốc tế gồm những nhà chuyên môn, các viện nghiên cứu về vấn đề hòa bình, các ủy ban chuyên môn và trung tâm nghiên cứu về hòa bình và xung đột của đại học Sydney, hợp tác với tờ báo The Economist.
Danh sách chỉ số đầu tiên được công bố vào tháng 5/2007, được xem là nghiên cứu đầu tiên để đo lường sự yên bình của các quốc gia trên toàn thế giới. Cuộc nghiên cứu này được sự ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng trong đó có Dalai Lama, Tổng giám mục Desmond Tutu, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và Nữ hoàng Noor của Jordan.