Bộ GDĐT sẽ hỗ trợ các trường công tác lọc ảo

Anh Tuấn| 21/08/2021 17:18
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Bộ GDĐT vừa có công văn yêu cầu đảm bảo công tác tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2021 (tuyển sinh) diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng Quy chế trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh.

Tiếp nhận hồ sơ thực tập việc điều chỉnh nguyện vọng

Theo như công văn, từ ngày 24/8/2021 đến ngày 25/8/2021 Cổng thông tin tuyển sinh (Hệ thống) sẽ mở để thí sinh, điểm tiếp nhận hồ sơ thực tập việc điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trực tuyến.

  Sở GDĐT thông báo cho thí sinh, các điểm tiếp nhận hồ sơ biết để tham gia; lưu ý đây chỉ là giai đoạn thực tập phần mềm giúp thí sinh và điểm tiếp nhận hồ sơ làm quen với cách điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.      

uy9_1463.jpg
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Kết quả thực tập điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT của thí sinh trên Cổng thông tin tuyển sinh sẽ bị xóa toàn bộ sau khi kết thúc đợt chạy thử. Hệ thống sẽ được làm mới lại (Reset) để thí sinh chính thức điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT từ ngày 29/8/2021 đến 17h00 ngày 05/9/2021.

Chỉ đạo các điểm tiếp nhận hồ sơ tổ chức thực hiện việc rà soát, sửa sai chế độ ưu tiên, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng ĐKXT chính thức của thí sinh

Quy định thời hạn kể từ khi thí sinh nộp thông tin sửa sai về ưu tiên đối tượng, khu vực, bổ sung số lượng nguyện vọng điểm tiếp nhận cập nhật thông tin chính xác của thí sinh vào Hệ thống và chịu trách nhiệm về thông tin đã cập nhật, đồng thời thông báo bằng điện thoại và email để thí sinh kiểm tra thông tin đã cập nhật trên Hệ thống.

Công việc của điểm tiếp nhận hồ sơ phải kết thúc trước 17h00 ngày 07/9/2021.

Hướng dẫn thí sinh tổ chức thực hiện việc rà soát, sửa sai, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng ĐKXT

Nghiên cứu kỹ tài liệu tài liệu Hướng dẫn sử dụng chức năng điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trực tuyến trước khi thực hiện điều chỉnh nguyện vọng.

Sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp đăng nhập vào địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT được tiến hành trực tuyến nếu số lượng nguyện vọng sau khi điều chỉnh không lớn hơn số lượng nguyện vọng đã ĐKXT ban đầu khi đăng ký dự thi THPT. Trong trường hợp điều chỉnh nguyện vọng lớn hơn số lượng nguyện vọng đã đăng ký ban đầu hoặc sửa sai, bổ sung các nội dung liên quan đến ưu tiên, đối tượng, khu vực ưu tiên, thí sinh phải khai chính xác thông tin trên mẫu phiếu Phụ lục 2 của Công văn số 1444/BGDĐT-GDĐH và nộp tại điểm thu nhận hồ sơ và nộp bổ sung kinh phí tương ứng với số lượng nguyện vọng tăng thêm so với số nguyện vọng đã đăng ký ban đầu.

uy9_1409.jpg

Thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu cá nhân đã được cấp để thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng ĐKXT, kiểm tra tất cả các thông tin liên quan đến thí sinh sau khi thí sinh đề nghị điểm tiếp nhận hồ sơ sửa sai, bổ sung thông tin (Lưu ý: Khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh ghi đúng mã cơ sở đào tạo, mã ngành/nhóm ngành, mã tổ hợp xét tuyển theo quy định của cơ sở đào tạo, nguyện vọng nào ghi không đúng sẽ không được hệ thống phần mềm chấp nhận và bị loại).

Thí sinh phải phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trực tuyến, sau đó thoát khỏi phần mềm điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT trực tuyến và đăng nhập lại để kiểm tra lại kết quả đã điều chỉnh.

Rà soát đề án tuyển sinh và tiếp nhận hồ sơ xét tuyển

Các trường tiếp tục rà soát lại đề án tuyển sinh, thông báo tuyển sinh bao gồm: chỉ tiêu, ngành, tổ hợp xét tuyển; bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển, mức chênh lệch điểm giữa các tổ hợp so với tổ hợp gốc, tiêu chí phụ, môn năng khiếu, điểm xét tuyển môn năng khiếu (nếu có), các phương thức, điều kiện xét tuyển bổ sung (nếu có)...; đảm bảo chính xác với cơ sở dữ liệu đã khai báo trong Hệ thống nghiệp vụ thi và tuyển sinh (trang Nghiệp vụ); đồng thời cập nhật chính xác, đầy đủ danh sách thí sinh đạt sơ tuyển lên hệ thống.

Đối với các trường có ngành đào tạo giáo viên phải rà soát và cập nhật chính xác chỉ tiêu sư phạm đã được Bộ GDĐT giao tại Công văn số 2115/BGĐT-GDĐH ngày 24/5/2021 và các văn bản liên quan, chỉ tiêu các ngành mới mở lên trang Báo cáo xác định chỉ tiêu và trang Nghiệp vụ, đồng thời đồng bộ đề án tuyển sinh tại Cổng thông tin tuyển sinh, đảm bảo các thông tin phải thống nhất, chính xác.

Đối với các thí sinh đủ điều kiện đã đăng kí dự thi nhưng không tham dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT được do giãn cách xã hội, hai đại học quốc gia đã có kế hoạch thi đánh giá năng lực cho nhóm thí sinh này (trong đó có cả các thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2021); vì vậy, ngoài đối tượng thí sinh được xét đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2021, các trường xem xét tiếp nhận hồ sơ xét tuyển đối với cả các thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2021.

Trong trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung nội dung đề án thì phải tuân thủ các quy định, hướng dẫn và việc điều chỉnh không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường

Các trường cập nhật các nội dung thay đổi trong Đề án lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ để báo cáo và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra; đồng thời công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước ngày 29/8/2021 để thí sinh biết và xã hội giám sát.

Các trường cần nghiên cứu phương án tổ chức thi các môn năng khiếu, có thể kết hợp giữa gửi bài thi và đánh giá trực tuyến như kinh nghiệm một số trường đã triển khai hiệu quả

Tổ chức nhập học và xác nhận nhập học cho thí sinh

Các trường cần xem xét các phương án sau đây:

Gia hạn thời gian nhận hồ sơ xác nhận nhập học cho thí sinh;

Xác nhận nhập học trực tuyến:

Nếu thí sinh đã nhận được bản chính kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường hướng dẫn thí sinh gửi ảnh mã vạch qua các hình thức trực tuyến để xác nhận và nhập mã vạch lên hệ thống (các trường cần quy định và thông báo rõ cho thí sinh biết về: quy trình triển khai, yêu cầu chỉ xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo, các hình thức cam đoan của thí sinh);

Nếu thí sinh chưa nhận được bản chính kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến vào danh sách của trường, và khi nhận được kết quả thi thì thực hiện như bước a) nêu trên.

Thực hành các chức năng phần mềm tuyển sinh năm 2021

Để đảm bảo công tác xét tuyển được thực hiện đúng Quy chế và diễn ra nghiêm túc, an toàn, Bộ GDĐT yêu cầu tất cả các trường cử cán bộ tuyển sinh tham gia thực hành các chức năng phần mềm trên hệ thống thi tuyển sinh.

Từ ngày 23/8/2021 đến ngày 25/8/2021 thực hiện xét tuyển với cơ sở dữ liệu giả lập; quy trình, thời gian, vai trò của các trường được hướng dẫn tại Phụ lục 1.

Lọc ảo

Năm 2021, Bộ GDĐT tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho các trường về: thông tin tuyển sinh trên Cổng thông tin tuyển sinh, thống kê nguyện vọng thí sinh, phần mềm xét tuyển (các trường phải cập nhật đúng phiên bản phần mềm xét tuyển), lọc ảo... để giúp các trường thực hiện tuyển sinh thuận lợi.

  • Các trường tự chủ trong công tác tuyển sinh và phải chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu, xác định điểm trúng tuyển vào các ngành/nhóm ngành đào tạo của trường; nếu trường xác định danh sách trúng tuyển dự kiến không sát với thực tế dẫn đến tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký thì nhà trường và cá nhân liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm và sẽ bị xử lý theo Điều 29 của Quy chế tuyển sinh hiện hành. Những trường tuyển không đủ chỉ tiêu trong đợt 1 có thể tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.
  • Kế hoạch xét tuyển và lọc ảo được quy định tại Phụ lục 2. Các nhóm trường xét tuyển, lọc ảo và tất cả các trường (trong và ngoài nhóm trường xét tuyển) phải chủ động trong quá trình tuyển sinh và tương tác với phần mềm xét tuyển, lọc ảo theo lịch chung.
  • Đặc biệt, các trường phải triệt để tuân thủ và thống nhất thực hiện quy định: Danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức vào trường là danh sách thí sinh được phần mềm lọc ảo toàn quốc gửi lại trường (trên cơ sở danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển do trường tải lên hệ thống) sau khi lọc ảo lần cuối cùng vào ngày 15/9/2021, các trường tuyệt đối không được điều chỉnh danh sách trúng tuyển chính thức này.
  • Để danh sách thí sinh trúng tuyển sát với chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, Bộ GDĐT yêu cầu các trường, nhóm trường xét tuyển thực hiện:

Bố trí cán bộ có kinh nghiệm trong việc thống kê số liệu, phân tích dữ liệu, xử lý thông tin… về tuyển sinh để kiểm soát tỉ lệ thí sinh ảo phù hợp với từng trường, từng ngành/nhóm ngành đào tạo và quy trình tuyển sinh. Tương tự như năm 2020, trong đợt 1 xét tuyển năm 2021 thí sinh chỉ trúng tuyển vào một trường duy nhất, do vậy chỉ còn tỉ lệ ảo do thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học.

Hiện nay một số trường đã tự nguyện hình thành nhóm xét tuyển khu vực phía Bắc và nhóm xét tuyển khu vực phía Nam. Các nhóm cần thống nhất việc hỗ trợ lẫn nhau trong xét tuyển và lọc ảo. Các trường cần lưu ý tính toán việc điều chỉnh điểm dự kiến trúng tuyển, danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển sau mỗi lần lọc ảo trong nhóm và lọc ảo toàn quốc để đảm bảo danh sách thí sinh chính thức trúng tuyển vào trường sau lần cuối cùng lọc ảo toàn quốc (ngày 15/9/2021) sát với chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

Các trường, nhóm trường lưu ý bảo mật thông tin trong suốt quá trình xét tuyển, lọc ảo; lưu ý cấu hình máy tính phục vụ công tác xét tuyển, lọc ảo (đặc biệt các trường có số lượng thí sinh ĐKXT lớn).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ GDĐT sẽ hỗ trợ các trường công tác lọc ảo