Viết trong blog của mình, blogger người Hàn Lan, Van der Werff kiên quyết khẳng định rằng những bức ảnh đó chỉ là “của giả”, Sputnik đưa tin.
Chiếc Boeing-777 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã rơi xuống Donetsk vào ngày 17/7/2014 trong hành trình bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur. Toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng.
Bolgger người Hà Lan, Max van der Werff đã giải thích lý do tại sao ông lại quyết định tiến hành một cuộc điều tra riêng về nguồn gốc hai bức ảnh gây tranh cãi được lan truyền trên các mạng xã hội sau vụ tai nạn MH17 vào tháng 7 năm ngoái.
Nội dung bức ảnh được công bố cho thấy, sau khi chiếc Boeing 777 rơi ở gần Donetsk, Ukraine, có một vệt khói dài trên bầu trời từ bệ phóng tên lửa như là dấu vết nhằm “chứng tỏ rằng MH17 bị tên lửa bắn trúng”. Một số cáo buộc trước đây cũng cho rằng chính hệ thống tên lửa phòng không Buk của dân quân Donbass đã bắn hạ Boeing 777.
Tuy nhiên, không giống như phần lớn người dân, hoặc chấp nhận, hoặc phản đối tính chất xác thực của hai bức ảnh này, blogger người Hà Lan đã tìm mọi cách để tự mình xác nhận lại nơi được cho là “địa điểm chụp bức ảnh”.
Viết trong blog của mình, Van der Werff kiên quyết khẳng định rằng những bức ảnh đó chỉ là “của giả”.
Ông xác nhận đã đích thân đến tận tòa nhà ở Donbass, trèo lên mái nhà mà dường như ai đó đã đứng để chụp ảnh, và thấy quang cảnh từ điểm đó khác xa với những gì hiển thị trong các bức ảnh.
Tuy nhiên, Van der Werf không phải là người duy nhất đưa ra nghi ngờ về tính xác thực của những tấm ảnh. Trước đó, nhiều blogger khác cũng cho rằng, nhiều khả năng đó là ảnh giả, vì nền trời trong ảnh rất sáng sủa, nhưng trên thực tế, thời tiết ngày hôm đó ở khu vực gần Donetsk có mây mù.
Chiếc Boeing-777 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã rơi xuống Donetsk vào ngày 17/7/2014 trong hành trình bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur. Toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng.