Biên giới “nhộn nhịp nhất thế giới” trở nên yên ắng vì Covid-19: Ảnh hưởng kinh tế và nhân đạo

Trâm Anh (theo Reuters/AFP)| 31/03/2020 19:29
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mỹ đã áp đặt các biện pháp vô hiệu hóa thị thực cho phép các chuyến đi ngắn qua các thành phố của Hoa Kỳ để làm việc, thăm gia đình, chăm sóc y tế hoặc mua sắm.

Biên giới đất liền bận rộn nhất thế giới trở nên im ắng vì những hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Mỹ đã áp đặt các biện pháp vô hiệu hóa thị thực cho phép các chuyến đi ngắn qua các thành phố của Hoa Kỳ để làm việc, thăm gia đình, chăm sóc y tế hoặc mua sắm.  

Biên giới “nhộn nhịp nhất thế giới” trở nên yên ắng vì Covid-19: Ảnh hưởng kinh tế và nhân đạo

Cầu Biên giới Quốc tế Paso del Norte, tại Ciudad Juarez, Mexico, trở nên vắng vẻ  khi những hạn chế đi lại mới được áp đặt nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của virus corona đã ngăn hàng triệu người Mexico sống gần biên giới Hoa Kỳ qua lại, ngày 30 tháng 3 năm 2020.

Mỗi ngày có hàng triệu người Mexico thực hiện các chuyến đi về phía Bắc, trong đó nhiều người làm việc tại các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Ít nhất 4 triệu người Mexico cư trú tại các thành phố dọc biên giới dài 1.954 dặm (3.144 km) đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi những hạn chế đối với việc đi lại không cần thiết. 

Việc những người sống trên đất Mexico không còn có thể đi qua biên giới đã giáng một đòn mạnh nữa vào các doanh nghiệp đang phải chịu cảnh đóng cửa ở phía biên giới Hoa Kỳ, bao gồm các ngành công nghiệp quan trọng như nông nghiệp.

“Tôi không biết mình sẽ làm gì nếu không có tiền. Tôi chỉ đang chờ đợi một phép màu”, Rosario Cruz, 28 tuổi, một bà mẹ làm việc cho một công ty vệ sinh cho các nhà bán lẻ lớn ở California, cho biết.

Các hạn chế nghiêm cấm tất cả các chuyến đi không cần thiết qua biên giới. Tuy nhiên, những hạn chế này lại không áp dụng rộng rãi đối với công dân Hoa Kỳ đến Mexico.

Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ cho biết họ không ước tính được có bao nhiêu người Mexico có visa làm việc ở Hoa Kỳ nhưng không được phép ở lại. Các chuyên gia nhập cư Mỹ và Mexico nói rằng thực tế đó lại rất phổ biến.

Theo Báo cáo của Văn phòng Visa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hơn 4 triệu thẻ đi lại qua biên giới đã được phát hành kể từ năm 2015. Thẻ có giá trị trong 10 năm.

Theo dữ liệu của cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) năm 2019 cho biết, trước khi có các hạn chế đi lại vì Covid-19, hơn 950.000 người vẫn đi bộ vào Hoa Kỳ hoặc bằng ô tô từ Mexico mỗi ngày.

Ông Andrew Selee, Chủ tịch Viện Chính sách di cư có trụ sở tại Washington, cho biết việc hạn chế đi lại để ngăn chặn dịch bệnh là điều dễ hiểu, nhưng tại các thành phố như San Diego hay El Paso, các doanh nghiệp thực sự đang gặp khủng hoảng thiếu nhân viên trầm trọng.

“Chúng tôi đang nói về thiếu nhân công trong công việc đồng áng, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và có lẽ cả  sản xuất thực phẩm”, ông nói.

Các thành phố biên giới Hoa Kỳ như El Paso và San Diego đã bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng của việc hạn chế người đi lại qua biên giới.

Cindy Ramos-Davidson, Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại El Paso, cho biết việc thiếu người mua sắm Mexico đã ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ ở trung tâm thành phố. Cô cũng đề cập đến việc thiếu hụt lao động ban ngày ở các trang trại gần đó trồng ớt, cà chua, cỏ khô và cỏ linh lăng.

Các trang trại này phụ thuộc vào nhân công làm việc ban ngày, nhiều lao động trong số này sử dụng thị thực liên quan đến du lịch để vào Hoa Kỳ.

Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố hoạt động vận tải hàng hóa vẫn được cho phép và không được coi là một mối đe dọa.

Paola Avila, Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh quốc tế tại Phòng Thương mại Khu vực San Diego, cho biết dịch vụ du lịch bán lẻ - vốn có đóng góp lớn thứ hai cho nền kinh tế của thành phố - chịu bị ảnh hưởng lớn nhất từ ​​việc đóng cửa biên giới.

Paola Avila cũng bày tỏ sự lo lắng về ảnh hưởng đối với các cư dân Hoa Kỳ được chăm sóc bởi những người thân đến từ Mexico và ngược lại - đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng hiện nay. 

“Khi các bệnh viện trở nên quá tải và họ bắt đầu gửi người bệnh về chăm sóc tại nhà, ai sẽ chăm sóc họ?” Cô bày tỏ lo lắng. 

Hoàn của anh Joel Sosa Moreno 45 tuổi, có cha mẹ già sống ở El Paso, là một ví dụ. Anh thường đến thăm bố mẹ ba lần một tuần để dọn dẹp nhà cửa và mang theo thức ăn cũng như thuốc trị bệnh tiểu đường và căn bệnh ung thư của mẹ anh. Theo các hạn chế mới, Joel Sosa Moreno đã bị cấm vào Mỹ.

Khi được hỏi về những trường hợp nhân đạo như vậy, một quan chức của Cơ quan Hải quan và Biên phòng nói rằng họ có toàn quyền xử lý các tình huống như vậy trong từng trường hợp cụ thể.

Anh Sosa Moreno nói anh buộc phải đến chăm sóc bố mẹ vì họ không thể đi ra ngoài đường - bố mẹ anh thuộc nhóm người “nhạy cảm” với virus corona.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Biên giới “nhộn nhịp nhất thế giới” trở nên yên ắng vì Covid-19: Ảnh hưởng kinh tế và nhân đạo