Nhiều người thấy đốm trắng trên móng tay của mình thì nghĩ rằng không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, sự xuất hiện các đốm trắng trên móng tay có thể cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt một số yếu tố vi lượng trầm trọng.
Thuật ngữ y khoa gọi những đốm trắng này là Leukonychia. Những đốm trắng trên móng tay không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể cho chúng ta biết được một số vấn đề về sức khỏe.
Hằng ngày khi cơ thể chúng ta ăn với chế độ cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng thì móng tay, móng chân chắc khoẻ. Những dinh dưỡng cần thiết giúp móng khoẻ mạnh cũng là những dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bao gồm: axit béo omega 3, các loại protein và sắt.
Tuy nhiên, khi tình hình sức khoẻ yếu, thiếu vitamin thì biểu hiện dễ nhận thấy trên phần móng đó là sự xuất hiện của các nốt nhỏ màu trắng trên lớp sừng của móng.
Những đốm trắng trên móng tay không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể cho chúng ta biết được một số vấn đề về sức khỏe
Theo các nghiên cứu cũng cho thấy, dấu hiệu móng tay có các vết, nốt màu trắng trên phần móng có thể là dấu hiệu của bệnh gan. Tuy nhiên, các đốm trắng trên móng tay có thể chỉ đơn thuần là do những chấn thương nhẹ, do thói quen hay cắt khóe làm tổn thương móng… và cũng có thể các bệnh da liễu như nhiễm nấm. Ngoài ra, cũng có thể do cơ thể bạn thiếu hụt một số yếu tố vi lượng như kẽm, can-xi, vitamin C…
Nếu đốm trắng do nguyên nhân cắt khóe thì chỉ cần loại bỏ tình trạng này cần tránh cắt khóe sâu, nếu do nguyên nhân này chỉ cần để móng tay dài tự nhiên, sau đó cắt bỏ dần để loại bỏ những đốm trắng là được.
Nên đeo găng tay khi làm các công việc như dọn vườn, nhổ cỏ… vừa bảo vệ da vừa tránh các sang chấn lên móng và tránh bị nhiễm các loại nấm men có thể gây các đốm trắng.
Để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất thì cần có thói quen uống sữa vì sữa chứa nhiều calci, protein giúp cho móng cứng và khỏe.
Bổ sung các chất khoáng gồm can-xi, magiê, natri, kali... Nguồn gốc các chất khoáng này chứa nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật như rau quả, sữa. Các chất khoáng có nguồn gốc từ các thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng và nguồn thực vật như ngũ cốc, các loại bột cũng rất quan trọng để cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng.
Các yếu tố vi lượng như đồng, mangan, kẽm, iốt, nhôm... có nhiều trong thịt, trứng, sữa, thủy sản. Nên tǎng cường ăn các loại cua, tôm, tép giã nhỏ nấu canh để có nhiều chất đạm và canxi.
Tăng cường vitamin C có trong rau quả vào chế độ ăn hằng ngày
Tăng cường vitamin C có trong rau quả vào chế độ ăn hằng ngày. Rau quả tươi là thức ǎn chủ yếu cung cấp vitamin C như rau cải, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm...
Vitamin C dễ hòa tan trong nước, dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao vì vậy cần chú ý khi rửa và nấu nướng. Nên rửa rau cả lá to rồi mới thái, cho vào nấu khi nước đã sôi và ǎn ngay sau khi chín sẽ giảm được tỷ lệ mất vitamin C.
Chú ý vệ sinh khi sử dụng rau: Rau cần được ngâm, rửa nhiều lần bằng nước sạch trước khi chế biến để tránh thuốc trừ sâu, các hóa chất và các nguồn gây bệnh khác.
Tuyệt đối không nên dùng các biện pháp che lấp các đốm trắng bằng các loại màu vì sẽ gây tổn thương thêm móng. Nếu các biện pháp trên không cải thiện các đốm trắng thì nên đến khám trực tiếp bác sĩ chuyên khoa.
Tuyệt đối không nên dùng các biện pháp che lấp các đốm trắng bằng các loại màu vì sẽ gây tổn thương thêm móng
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đoán bệnh qua các dấu hiệu như: móng có màu vàng, dày, phát triển chậm có thể là dấu hiệu của chứng bệnh phổi. Do chức năng phổi bị suy kém, nên khiến cho nồng độ ôxy trong máu xuống thấp, dẫn tới sự phát triển bất thường của móng.
Hay móng tay có màu nửa trắng, nửa hồng là dấu hiệu của bệnh thận và màu tím là dấu hiệu của nguy cơ mắc bệnh tim.
Nếu móng tay bạn vốn rất hồng hào nay trở nên trắng bệch hoặc ngày càng đục màu hơn đó là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Khi mắc chứng thiếu máu lượng hồng cầu giảm xuống khiến móng tay và da kém đi vẻ hồng hào, tươi sáng. Bên cạnh đó, chứng thiếu máu thường đi kèm thiếu sắt và kẽm khiến móng tay mọc chậm hơn bình thường.
Móng tay giòn, dễ gãy hoặc dễ bị sứt mẻ khi cần nắm đồ vật chứng tỏ cơ thể bạn đang lão hóa sớm hoặc có vấn đề với tuyến giáp. Nếu thấy cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh đây có thể là hậu quả của việc dùng quá nhiều hóa chất từ chất tẩy rửa và các sản phẩm làm đẹp lên móng tay.
Những đường nhỏ màu trắng chạy ngang trên móng tay xuất hiện nhiều là khi thận của bạn suy yếu. Nếu những đường ngang đứt quãng cũng có thể là do bạn đang thiếu protein trầm trọng...
Khi thấy móng tay của mình có những biểu hiện đó, thì hãy tới gặp bác sĩ da liễu để có hướng điều trị thích hợp.