Ba ngày chất vấn sôi nổi, thực chất và thành công tốt đẹp

Quốc Huy| 18/11/2017 22:17
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Kết thúc phiên trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ chiều 18/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá, với tinh thần tích cực và trách nhiệm, Quốc hội đã hoàn thành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV.

Các thành viên Chính phủ và Chánh án trả lời thẳng thắn

<_o3a_p>

Quốc hội đã chất vấn các nội dung thuộc 4 lĩnh vực: Tài chính, Ngân hàng, Thông tin truyền thông, Toà án. Bộ trưởng Tài Chính, Thống đốc Ngân hàng, Bộ trưởng Bộ TT-TT, Chánh án TANDTC trực tiếp trả lời câu hỏi của các đại biểu. Các Phó Thủ tướng: Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam; Viện trưởng VKSNDTC, Bộ trưởng Bộ Công an tham gia báo cáo làm rõ thêm vấn đề đại biểu quan tâm.

<_o3a_p>

Thủ tướng thay mặt Chính phủ báo cáo một số vấn đề và trực tiếp trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội. Các nhóm vấn đề được lựa chọn là vấn đề bức xúc được đông đảo cử tri và dư luận quan tâm. Nhìn chung, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, sôi nổi và xây dựng. Nhiều lượt đại biểu đặt câu hỏi và tranh luận. Mặc dù dành tới 3 ngày cho hoạt động giám sát này nhưng còn nhiều đại biểu chưa được đặt câu hỏi do thời lượng có hạn.

Ba ngày chất vấn sôi nổi, thực chất và thành công tốt đẹp

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

<_o3a_p>

Các đại biểu thể hiện sự tâm huyết, tinh thần làm việc nghiêm túc, chất vấn ngắn gọn, bám sát nội dung, tham gia tranh luận không chỉ với các thành viên Chính phủ và Chánh án mà còn tranh luận giữa các đại biểu để làm rõ vấn đề.  Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, Chánh án TANDTC nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, nghiêm túc trả lời đầy đủ, giải trình rõ, thẳng thắn và làm rõ trách nhiệm trong phạm vi phụ trách; đồng thời cam kết khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả, tăng cường kỷ luật kỷ cương và quyết tâm tạo chuyển biến tích cực. Tuy vậy, có vấn đề liên quan tới nhiều Bộ, ngành hay kiến nghị liên quan đến điều chỉnh chính sách pháp luật nên cần thời gian nghiên cứu đưa ra giải pháp căn cơ, dài hạn.

<_o3a_p>

Quốc hội ghi nhận sự nghiêm túc, cầu thị của các thành viên Chính phủ, Chánh án TANDTC, chỉ đạo điều hành khắc phục hạn chế yếu kém, tháo gỡ khó khăn để ổn định phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống nhân dân.

<_o3a_p>

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, còn nhiều tồn tại, một số nội dung dù đã giám sát nhưng chuyển biến chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, nguyên vọng của người dân. Do đó, cần quyết tâm cao hơn, giải pháp đột phá hơn để tạo chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

<_o3a_p>

Nhiều yêu cầu của các đại biểu đặt ra với Chính phủ và các bộ ngành và ngành Tư pháp, UBTVQH sẽ chuẩn bị Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét thông qua vào cuối kỳ họp để làm cơ sở giám sát triển khai thực hiện. Đề nghị Chính phủ và các bộ ngành nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến, thực hiện giải pháp hiệu quả, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện và khắc phục tồn tại, hạn chế và báo cáo Quốc hội tại các kỳ họp sau.

<_o3a_p>

Xử lý điểm “nóng” BOT

<_o3a_p>

Trước đó, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Chính phủ đã trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.

<_o3a_p>

Với 47 đại biểu Quốc hội đăng ký chất  vấn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời về các nội dung: Giải pháp ngăn chặn tình trạng chênh lệch giàu nghèo; giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng; xử lý bất cập trong các dự án BOT giao thông; thực hiện thông điệp "Chính phủ kiến tạo" mở đường cho sự phát triển; chủ trương, giải pháp thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ trong điều kiện nước này chưa trở lại với TPP; triển khai các giải pháp xây dựng đô thị thông minh; giải pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; tại sao Việt Nam chưa thể phát triển đột phá so với tiềm năng lợi thế của mình; xử lý các vụ đại án tham nhũng; xử lý các vụ phá rừng, giải pháp phát triển rừng bền vững...

<_o3a_p>

Trả lời câu hỏi của đại biểu về việc Thủ tướng lo lắng gì nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Đảng ta đã nhận định từ lâu các nguy cơ tụt hậu, diễn biến hòa bình, tham nhũng, gần đây theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là chống sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Và lo lắng nữa là hiện tượng “trên nóng, dưới lạnh”, một bộ phận cán bộ còn nhũng nhiễu, sách nhiễu, chưa sát dân, chưa gần dân, kịp thời giải quyết các nguyện vọng chính đáng của người dân. “Xa dân, quan liêu là điểm phải lo lắng nếu có ở bộ máy của ta”, Thủ tướng nói, “không phải tất cả, nhưng điều đó rất nguy hiểm”, Thủ tướng cho biết.       

<_o3a_p>

BOT là vấn đề nhiều đại biểu quan tâm chất vấn. Thủ tướng cho biết: việc xã hội hóa, huy động nguồn lực để xây dựng hạ tầng cho đất nước cũng đã đạt được kết quả nhất định. Trong những năm qua, lĩnh vực giao thông đã huy động được 210 nghìn tỷ đồng thông qua các dự án BOT.

<_o3a_p>

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nêu rõ, nhiều dự án BOT còn hạn chế, tồn tại, quy hoạch chưa làm tốt, triển khai ồ ạt, có những tuyến đường khiến dư luận bất bình về nơi đặt trạm, về giá phí...Do vậy, Chính phủ đang rà soát để quyết liệt chấn chỉnh các hạn chế của BOT, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về BOT để triển khai tốt hơn trong thời gian tới.

<_o3a_p>

Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan chức năng phải kiểm soát được tổng mức đầu tư, giá phí các dự án BOT, tổ chức đấu thầu công khai để nhiều nhà đầu tư tham gia.

<_o3a_p>

Thực hiện Chính phủ kiến tạo

<_o3a_p>

Về công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Thủ tướng nêu rõ, còn nhiều Bộ, ngành, địa phương chưa tích cực, chưa chủ động. Một số doanh nghiệp chưa quyết liệt, sợ cổ phần hóa, thoái vốn. Hay các doanh nghiệp cổ phần hóa quy mô lớn, thời gian chuẩn bị kéo dài, quy mô thị trường còn nhỏ, hấp thụ vốn còn hạn chế. Do vậy phải đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN.

<_o3a_p>

Theo đó, không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường những DNNN ở lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ; Xử lý nghiêm sai phạm, lợi ích nhóm, thất thoát vốn nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, tháo gỡ vướng mắc, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tạo chuyển biến rõ nét về quản trị, niêm yết trên thị trường chứng khoán là những việc làm cần thiết. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không phải chỉ là thu hút vốn, nguồn lực mà còn góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cổ đông càng nhiều thì giám sát càng nhiều. Đây đều là chủ trương quan trọng mà Chính phủ tiếp tục triển khai trong thời gian gần đây, Thủ tướng khẳng định.

Ba ngày chất vấn sôi nổi, thực chất và thành công tốt đẹp

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn chiều ngày 18/11

<_o3a_p>

Đại biểu Vũ Tiến Lộc chất vấn: Ngay sau khi Chính phủ nhiệm kỳ mới thành lập, cùng với chủ trương xây dựng quốc gia khởi nghiệp, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đưa thông điệp về Chính phủ kiến tạo. Đây là thông điệp có sức lay động ở trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hiện đang có nhiều quan điểm khác nhau về thông điệp này, đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết, nội dung cốt lõi của Chính phủ kiến tạo là gì? Chính phủ kiến tạo có những điểm mới nào so với mô hình quản lý truyền thống?

<_o3a_p>

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nội hàm của Chính phủ kiến tạo trước hết là chủ động thiết kế chính sách, pháp luật để đất nước phát triển. Thứ hai, Nhà nước không làm thay thị trường và nhân dân, cái gì nhân dân làm tốt thì để nhân dân, xã hội làm. Thứ ba, Chính phủ kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi. Môi trường kinh doanh của nước ta không chỉ dẫn đầu khu vực ASEAN, mà còn vươn lên nhóm các quốc gia phát triển.

<_o3a_p>

Thứ tư, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế để phục vụ người dân. Chính phủ kiến tạo là Chính phủ phục vụ tốt nhất cho người dân, mà trước hết là phục vụ y tế và giáo dục.

<_o3a_p>

Thứ năm, Chính phủ kiến tạo là Chính phủ hành động, nói đi đôi với làm, đề cao trách nhiệm cá nhân, thiết lập kỷ cương, đặc biệt phải thay ngay theo thẩm quyền khi cán bộ không đáp ứng yêu cầu, Thủ tướng nhấn mạnh.

<_o3a_p>

Thứ sáu, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử...

<_o3a_p>

Thủ tướng cũng nêu rõ, sự khác nhau giữa Chính phủ kiến tạo và Chính phủ điều hành là Chính phủ kiến tạo có sự chủ động hơn về chính sách, pháp luật, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Chính phủ điều hành là Chính phủ chỉ thực hiện trên chính sách, pháp luật. Về vấn đề ngăn chặn nạn phá rừng, Thủ tướng cho biết đi thực tiễn địa phương, chứng kiến tình hình nghiêm trọng đã báo cáo Ban Bí thư ra Chỉ thị 13 chống phá rừng tự nhiên. Chính phủ đã tổ chức 3 hội nghị toàn quốc triển khai vấn đề này. Bước đầu đã đạt được những kết quả, nhiều địa phương xử lý nghiêm tình trạng phá rừng xảy ra một cách nghiêm khắc nhất (Bình Định, Gia Lai, Quảng Nam, Huế, Điện Biên); đồng thời tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng, năm nay chỉ tiêu trồng rừng Quốc hội giao đã đạt mục tiêu đề ra;...

<_o3a_p>

Cần phát triển mạnh mẽ trên cơ sở tái cơ cấu lại FDI

<_o3a_p>

Về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), Thủ tướng cho biết, “đây là vấn đề tôi rất tâm huyết”, đồng thời khẳng định rằng FDI đóng vai trò quan trọng cho xuất khẩu, giải quyết lao động, chuyển giao công nghệ và quản lý, đặc biệt góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước.  Riêng xuất khẩu FDI chiếm 60% tổng xuất khẩu kim ngạch của đất nước, giải quyết 3 triệu việc làm. Trong một số mô hình quản lý cũng rất tốt, và bước đầu đã kết hợp FDI với doanh nghiệp trong nước. Rất nhiều tấm gương tốt ở FDI đã phát triển ở Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">Nam.

<_o3a_p>

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ, bên cạnh những tiến bộ, FDI còn một số tồn tại phải xử lý. Đó là công nghệ còn ở mức trung bình, có tình trạng chuyển giá, trốn thuế, vi phạm môi trường trong một số doanh nghiệp FDI. Quan điểm là “chúng ta phải xử lý nghiêm” và “cần phát triển mạnh mẽ FDI trên cơ sở tái cơ cấu FDI”.

<_o3a_p>

Thủ tướng mong muốn các bộ, ngành, địa phương cần triển khai mạnh mẽ hơn việc kết hợp giữa FDI và đầu tư trong nước”. Hai chủ thể phải cùng phát triển, cùng có lợi. Đặc biệt, việc tạo dựng môi trường đầu tư và nguồn nhân lực thật tốt của Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on">Nam cũng chính là môi trường quan trọng để thu hút FDI vào Việt <_st13a_country-region _w3a_st="on"><_st13a_place _w3a_st="on">Nam.

<_o3a_p>

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại, nêu câu hỏi về độc lập, tự chủ của nền kinh tế Việt Nam.

Ba ngày chất vấn sôi nổi, thực chất và thành công tốt đẹp

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi chất vấn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, trong thời kỳ hội nhập thì độc lập, tự chủ kinh tế là rất cần thiết để không phụ thuộc vào quốc gia khác. Một nền kinh tế độc lập tự chủ phải có năng lực cạnh tranh cao; công nghệ không quá lạc hậu; giải quyết được các cân đối lớn về thanh toán quốc tế, thu chi ngân sách; xuất nhập khẩu.

"Nền kinh tế độc lập, tự chủ sẽ ít tổn thương trong hội nhập, thích ứng nhanh trước các biến động quốc tế. Vì thế, Việt Nam chủ trương và triển khai đa dạng hoá mặt hàng, thị trường; không quá phụ thuộc vào một thị trường, một đối tác, một mặt hàng để dễ bị tấn công", Thủ tướng nói.

Hiện Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 230 quốc gia, vùng lãnh thổ, có 25 mặt hàng xuất khẩu hơn một tỷ USD mỗi năm; thu hút 40.000 dự án FDI với 230 tỷ USD đăng ký đầu tư...Độc lập, tự chủ không phải là tự sản xuất mọi thứ, cái chính là đi vào thế mạnh để phát huy hiệu quả", Thủ tướng nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ba ngày chất vấn sôi nổi, thực chất và thành công tốt đẹp