Gần đây, các nhà nghiên cứu người Áo đã phát triển thành công chân giả biết "cảm nhận", không chỉ đơn thuần mô phỏng một số các cảm giác thông thường của đôi chân, mà còn giúp giảm nhẹ cơn đau ở phần cơ thể đã mất cho nhiều người khuyết tật.
Chiếc chân giả này là “đứa con tinh thần” của nhà khoa học người Áo, Giáo sư Hubert Egger từ Đại học Linz, người được báo chí ca ngợi với phát minh cánh tay giả điều khiển bằng não từ 5 năm trước.
Ông Egger chia sẻ, với đôi chân này, những người khuyết tật khi đi sẽ không còn bị trượt ngã trên băng và có thể nhận thức và phân biệt được mình đang đi bộ trên sỏi, bê tông, cỏ hay cát.
Với đôi chân này những người khuyết tật khi đi sẽ có thể nhận thức và phân biệt được mình đang đi bộ trên sỏi, bê tông, cỏ hay cát
Một tác dụng tuyệt vời khác của chiếc chân giả là nó làm giảm “nỗi đau ma” (phantom pain), tức cảm giác đau đớn ở những bộ phận tay hoặc chân bị mất của cơ thể người khuyết tật.
Hiện tượng này một phần được cho là sản phẩm của bộ não khi đang cố gắng điều chỉnh sự thiếu hụt của chi bị mất đối với cơ thể, tạo ra những tín hiệu hỗn hợp. Với chiếc chân giả này, bộ não sẽ có thể nhận được tín hiệu cảm giác từ các chi, kết quả là sẽ các cơn đau sẽ dần biến mất bởi não bộ đã không còn nhu cầu tìm kiếm thông tin.
Một điểm cộng khác cho sáng chế này là, các thủ tục phẫu thuật mang rất ít rủi ro. Như Egger giải thích, nguy cơ duy nhất là khi các dây thần kinh không kết nối một cách chính xác và kết quả là những cảm giác “chân thật” sẽ không thể tìm đến người bệnh.
Egger hy vọng rằng, dự án này có thể cải thiện cuộc sống của những người khuyết tật
Mặc dù chi phí cho một chiếc chân giả này lên tới 11.000 USD, nhưng người ta vẫn hy vọng giá tiền sẽ giảm dần sau mỗi lần cải tiến công nghệ. Cuối cùng, Egger hy vọng dự án này có thể sẽ cải thiện cuộc sống của những người khuyết tật.