Tại cuộc họp báo chiều 12-12, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam (VFCEA) Trần Ngọc Hùng cho biết, hầu hết các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam đều chậm tiến độ và tỷ lệ về đích đúng hẹn chiếm chưa tới 1%.Hội thảo khoa học toàn quốc“Thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” sẽ được Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức vào
Một dự án du lịch tại Bãi Dài (Khánh Hoà) đã cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng “treo” nhiều năm nay
Theo thống kê của VFCEA, những công trình đúng tiến độ hiện chỉ chiếm chưa tới 1% các dự án đầu tư xây dựng và hấu hết rơi vào các dự án trọng điểm quốc gia. Tiêu biểu trong số này là dự án thủy điện Sơn La hoàn thành sớm 2 năm đã giúp tiết kiệm hàng tỷ USD và bổ sung kịp thời nguồn điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Các công trình như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Mỹ Đình, đường mới mở của thành phố Đà Nẵng, một số dự án nhà ở tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh,... cũng hoàn thành đúng tiến độ, kịp thời phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đời sống của nhân dân.
Theo ông Trần Trọng Hùng, thời gian thực hiện các dự án đầu tư xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, phục vụ cho sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Tuy nhiên, tình trạng chậm tiến độ diễn ra phổ biến, thậm chí công trình về đích đúng hẹn chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhất là nhóm công trình sử dụng vốn nhà nước. Hầu hết thời gian thực hiện đều bị kéo dài ở tất cả các giai đoạn đầu tư.
Chủ tịch VFCEA cho rằng, giai đoạn chuẩn bị đầu tư chịu vướng thủ tục, nhất là những bất cập liên quan đến quy hoạch, bố trí vốn, khảo sát, thẩm định... sang giai đoạn thực hiện đầu tư bị chậm trễ về đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục đấu thầu.
Ngoài ra, tiến độ thi công chậm trễ cũng liên quan đến năng lực chủ đầu tư và các nhà thầu cùng với việc cấp vốn, thanh-quyết toán công trình. Sang đến giai đoạn vận hành sử dụng cũng vẫn có thể bị kéo dài do dự án thiếu đồng bộ về nguồn điện, nước, nguyên liệu cho sản xuất, cảng, đường vận tải đầu nối...
Thu Hằng