Trong nửa đầu năm 2025, cả nước có 9 địa phương sau sáp nhập đạt mốc 1 tỷ USD trong thu hút FDI.
Theo báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư đăng ký mới, điều chỉnh vốn và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Sau sáp nhập, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đặc biệt, hàng loạt trung tâm sản xuất công nghiệp và thu hút FDI mới đã được hình thành như: TP HCM (sáp nhập với Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương), Bắc Ninh (sáp nhập với Bắc Giang), Đồng Nai (sáp nhập với Bình Phước), Hải Phòng (sáp nhập với Hải Dương),...
Cụ thể, sau khi sáp nhập, TP HCM là địa phương dẫn đầu về thu hút FDI trên cả nước. Nguyên nhân là do, TP HCM đã sáp nhập thêm cả Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương, hai địa phương luôn xuất hiện trong top 10 tỉnh, thành phố thu hút giá trị đầu tư nước ngoài lớn nhất.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong nửa đầu năm 2025, TP HCM thu hút được 3,82 tỷ USD, bao gồm: 945 dự án FDI đăng ký mới với tổng vốn lên tới 1,23 tỷ USD, 252 dự án đăng ký điều chỉnh tăng thêm 1,48 tỷ USD vốn FDI và 1.255 lượt góp vốn mua cổ phần với tổng giá trị vốn góp đạt 1.947 tỷ USD.
Hà Nội đứng thứ hai với số vốn hơn 3,66 tỷ USD. Trong nửa đầu năm 2025, TP Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,66 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 2,8 lần cùng kỳ.
Riêng tháng 6 vừa qua, Hà Nội đã thu hút 788,3 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tính chung 6 tháng, toàn thành phố thu hút khoảng 3,68 tỷ USD vốn FDI, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024.
Siêu tỉnh công nghiệp Bắc Ninh đứng thứ 3, thu hút vốn đầu tư FDI với 3,62 tỷ USD. Trong đó, có 179 dự án đăng ký cấp mới với tổng vốn 858 triệu USD, 138 dự án đăng ký điều chỉnh vốn với tổng vốn tăng thêm 2,34 tỷ USD, 10 lượt góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với giá trị 34,4 triệu USD.
Đồng Nai đứng thứ 4 trong thu hút nguồn vốn FDI. Tỉnh Đồng Nai mới được sáp nhập dựa trên Đồng Nai cũ và Bình Phước. Nhờ việc sáp nhập hai địa phương có thế mạnh trong thu hút FDI, giá trị đầu tư vào Đồng Nai trong nửa đầu năm 2025 lên tới 1,95 tỷ USD, xếp thứ 4 cả nước.
Ninh Bình đứng thứ 5 bởi tỉnh Ninh Bình mới được sáp nhập dựa trên ba tỉnh cũ là Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định. Nhờ đó, Ninh Bình lần đầu tiên lọp vào top các tỉnh thành thu hút FDI cao nhất cả nước với số vốn đầu tư đạt 1,5 tỷ USD.
Hải Phòng đứng thứ 6 với 1,25 tỷ USD. Sau khi sáp nhập với Hải Dương, Hải Phòng mới có tổng vốn đầu tư FDI trong 6 tháng đầu năm đạt 1,254 tỷ USD, đứng thứ 6 trong số các địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước.
Tây Ninh đứng thứ 7 do lợi thế thu hút FDI từ trước của Long An cũ, tỉnh Tây Ninh hiện nay là địa phương đứng thứ 7 trên cả nước về thu hút FDI. Trong nửa đầu năm 2025, toàn tỉnh thu hút được 1,158 tỷ USD vốn FDI.
Hưng Yên thu hút được 1,18 tỷ USD vốn FDI. Sau khi sáp nhập với Thái Bình, tỉnh Hưng Yên mới trở thành địa phương thu hút FDI đứng thứ 8 cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2025, Hưng Yên thu hút được 1,183 tỷ USD vốn FDI.
Gia Lai là địa phương thứ 9 thu hút trên 1 tỷ USD. Tỉnh Gia Lai mới được sáp nhập dựa trên tỉnh Gia Lai cũ và Bình Định. Với lợi thế thu hút FDI từ trước của Bình Định cũ, tỉnh Gia Lai hiện nay là địa phương đứng thứ 9 trên cả nước về thu hút FDI với số vốn đạt 1,072 tỷ USD