10 rắc rối bạn thường gặp phải khi đi du học

Diệp Diệp| 11/03/2016 11:53
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Những rắc rối nào bạn sẽ phải đối mặt khi đi học ở một đất nước xa xôi?. Sau đây là 10 vấn đề mà bạn có thể gặp phải.

Đêm đầu tiên tại một đất nước xa lạ

10 rắc rối bạn thường gặp phải khi đi du học

Đêm đầu tiên bạn sẽ thấy thật xa lạ

Bạn đến một đất nước xa lạ, từ từ tháo va li xếp đồ trong phòng ký túc xá, rồi suy nghĩ đó ập đến: “Mình là một sinh viên quốc tế… và mình đang ở rất xa nhà. Tại sao mình không ở nhà mà học chứ?”

Giải pháp: Hãy gặp gỡ những người bạn mới! Có thể họ cũng phải xa gia đình để đi học giống bạn. Đặc biệt, nếu bạn sống cùng các sinh viên trong nước thì bạn sẽ rất đặc biệt đấy.

Không có thiết bị điện tử nào hoạt động

Những thứ như FaceTime, Skype, Facebook… giúp cho sinh viên có thể giữ liên lạc với bạn bè và gia đình ở nhà, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Sau một chuyến bay dài, các thiết bị của bạn có thể bị hết pin và bạn nhận ra rằng cái chân cắm sạc không vừa với ổ cắm ở đây trong khi bạn cần phải thông báo cho gia đình biết được bạn đã đến nơi an toàn.

Giải pháp: Hãy tìm xem bạn có thể tìm mua thiết bị chuyển đổi ở đâu (tốt hơn là nên mua trước khi lên máy bay). Sạc điện đầy cho thiết bị của bạn trước khi đi và nhớ mang theo những thiết bị cần thiết khác. Dành ra một khoản tiền để chi trả cho việc sửa chữa, thay thế.

Rào cản ngôn ngữ

10 rắc rối bạn thường gặp phải khi đi du học

Hãy mạnh dạn giao tiếp đó là cách để bạn vượt qua rào cản ngôn ngữ

Cho dù bạn có điểm số IELTS hay TOEFL đáng tự hào, bạn chắc chắn vẫn sẽ ở trong hoàn cảnh khó khăn khi bạn sử dụng một cụm từ sai và không ai hiểu được bạn. Điều đó thật bực bội.

Giải pháp: Những lúc bạn nói sai, mọi người sẽ cười cho qua và chỉnh lại lỗi sai đó cho bạn. Đây sẽ là những câu chuyện vui giữa bạn với bạn bè nhiều năm sau, khi bạn nhìn lại những ngày tháng sinh viên.

Trả lời những câu hỏi giống nhau

Trả lời những câu hỏi về đất nước của bạn liên tục sẽ rất nhanh trở nên mệt mỏi, và khi phải đính chính lại những chuyện bí ẩn sai lè về đất nước mình nữa chứ.

Giải pháp: Hãy nói về chủ đề nào đó khiến bạn tự tin. Hãy tận dụng cơ hội để giới thiệu bạn bè quốc tế về đất nước của mình, tuy nhiên chú ý đừng khiến người khác cảm thấy ngu ngốc hay khiến họ cảm thấy bạn đang nói một cách miễn cưỡng.

Bạn vui chơi quá nhiều

Trong tháng đầu tiên ở nơi bạn học, mọi thứ đều mới mẻ và thú vị bao gồm đồ ăn – cảm giác gần như đây là một kỳ nghỉ, nên bạn tận hưởng nhiều hơn những gì bận cần.

Giải pháp: Chuyển tới một đất nước mới có thể khá căng thẳng khi là một sinh viên quốc tế, nên những tuần đầu tiên, hãy đối xử tốt với bản thân. Tuy nhiên, sau đó dần dần đi vào nề nếp như đến phòng tập hay tham gia câu lạc bộ thể thao ở trường. Ở đây vừa được gặp bạn mới, vừa rèn luyện sức khỏe, tiện cả đôi đường.

Bạn không thể tìm được sản phẩm phù hợp với mình

Ngay cả một quyển sách, đồ uống, công thức hay đồ trang điểm, bạn khó có thể tìm cho mình một thứ phù hợp ở đất nước mới.

Giải pháp: Tìm hiểu xem đồ vật nào bạn được phép mang lên máy bay (và mang bao nhiêu) rồi mang một lượng vừa đủ cho đến khi bạn tìm được nguồn mua hay đến khi nhận được tiếp tế từ gia đình.

Nếu bạn sống ở một thành phố đa dạng về văn hóa, thì những thứ bạn cần có thể ở trong các cửa hàng gần đó. Hay cách tốt nhất là hỏi xem đồng hương của bạn xem họ có biết mua những đồ đó ở đâu hay không – một cách để kết nối với những người khác đấy.

Nhớ nhà

10 rắc rối bạn thường gặp phải khi đi du học

Bạn có điều gì đặc biệt khiến bạn luôn nhớ về gia đình hay có người đặc biệt đang chờ ở đó không?

Giải pháp: Hãy trò chuyện với những sinh viên quốc tế khác vì họ biết chính xác bạn đang trải qua điều gì. Hãy nhớ rằng bạn bè của bạn ở nhà không thể có những trải nghiệm tuyệt vời như bạn đâu.

Vấn đề tài chính

Dù có một vài ứng dụng giúp bạn chuyển đổi tỉ giá hiện tại ở một đất nước mới, nhưng nó phải tốn hàng tuần để bạn làm quen với nó. Hay phải đối mặt với những nhân viên thanh toán thiếu kiên nhẫn khi bạn mò mẫm những đồng tiền tệ lạ hoắc từ trong ví của bạn nữa.

Giải pháp: Lên kế hoạch chi tiêu là thật sự quan trọng. Bạn có thể tạo một tài khoản ngân hàng trước khi đi để việc chi tiêu trở nên dễ dàng hơn.

Bạn gói ghém những đồ không phù hợp

Bạn phải mang những va li nặng nề băng qua biển chỉ để nhận ra bạn chỉ sử dụng một nửa số đồ mà bạn mang đi. Nếu bạn mang đi quá nhiều, bạn sẽ phải mang hết về nhà; trong khi mang đi quá ít lại khiến bạn tiêu tốn một khoản không cần thiết.

Giải pháp: Hỏi người quản lý ký túc xá xem những vật dụng nào đã có ở đó để bạn lên kế hoạch mang đồ dùng và mua những đồ cần thiết khi đến nơi. Nghiên cứu thời tiết và khí hậu ở đó để mang quần áo phù hợp.

Bạn sẽ phải về nhà

Một khi bạn đã trải qua hết những rắc rối trên kia và vượt qua năm học đầu tiên, bạn sẽ nhận ra rằng mình không muốn về khi đang có rất nhiều bạn ở đây.

Giải pháp: Bạn có thể gia hạn visa để có thể ở đây và tìm một công việc, dù bạn sẽ gặp phải những điều kiện vô cùng khó khăn. Hoặc học lên trình độ cao hơn như học vị Tiến sĩ cũng giúp bạn ở đây thêm một thời gian. Nhưng dù thế nào vẫn phải giữ liên lạc nhé.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
10 rắc rối bạn thường gặp phải khi đi du học