Câu chuyện tranh cãi giữa fan sắc đẹp Việt với ban tổ chức Miss Grand đã thu hút nhiều sự chú ý từ truyền thông quốc tế. Tuy nhiên, họ luôn bảo vệ Thiên Ân khi cô bị miệt thị ngoại hình nhưng cũng là đối tượng bắt nạt trực tuyến người đẹp ở Thái Lan và nhiều quốc gia khác. Vậy liệu khán giả đang sử dụng quyền lực của mình một cách lệch chuẩn?
Sau chung kết Miss Grand International 2022 nhiều vấn đề tranh cãi đã bị đưa lên các diễn đàn trực tuyến. Chủ tịch Nawat Itsaragrisil đích thân công khai đôi co với fan của cuộc thi sắc đẹp sau khi bị phản ứng.
Trong video phát trực tiếp ngày 26/10, ông Nawat nói: "Nếu Việt Nam vào top 10 mới là không công bằng. Tôi đã cố gắng để đưa cô ấy vào top 20". Không những thế, ông còn so sánh Thiên Ân với đại diện của Lào, Malaysia, Ấn Độ, Philippines và nhiều quốc gia khác.
"Malaysia, Lào, Ấn Độ đẹp hơn nhưng không vào top. Các bạn đã vào top 20 rồi. Tôi không hiểu. Mọi thứ tôi đều chấm điểm. Cách hành xử của các bạn cũng ảnh hưởng đến việc chấm điểm trong tương lai", người đứng đầu Miss Grand International tiếp tục.
Trước đó, khi trả lời phỏng vấn sau chung kết, ông Nawat nhận xét Thiên Ân là thí sinh duy nhất có "phần thân trên dài hơn thân dưới, phần hông to", nên không đáp ứng được tiêu chí hình thể.
Việc người đứng đầu một tổ chức hoa hậu công khai nói về ngoại hình của thí sinh có lẽ hiếm khi xảy ra. Trong bối cảnh hiện nay, khi vẻ đẹp đa dạng được khuyến khích, phát ngôn của ông Nawat càng bị chỉ trích.
Ngoài ra, cách ông Nawat khẳng định không quan tâm lượng người theo dõi trên mạng xã hội. Nhưng những gì diễn ra suốt hành trình Miss Grand International 2022 chứng minh điều ngược lại.
Fan sắc đẹp Việt còn phẫn nộ khi ngoại hình của Thiên Ân đã bị mang ra làm lời nhận xét thiếu tế nhị. Từ đó các bài đăng, chủ đề “nóng” về mỗi cuộc thi sắc đẹp uy tín từ trong nước đến thế giới đều được fan cập nhật từng phút và nhận sự bàn luận, trao đổi sôi nổi.
Không chỉ hoạt động online tích cực ở các diễn đàn, mạng xã hội, ngày nay, fan sắc đẹp Việt còn góp mặt ở nhiều chương trình, sự kiện gắn với các cuộc thi hoa hậu. Họ xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ họp báo công bố khởi động cuộc thi, có mặt ở hàng ghế trong các đêm thi bán kết, chung kết cho đến đón người đẹp Việt tại sân bay khi trở về từ các đấu trường sắc đẹp quốc tế.
Chưa bao giờ số lượng người hâm mộ sắc đẹp trong nước đông đảo và hùng hậu như hiện tại. Họ cũng góp phần không nhỏ vào thành tích của nhiều đại diện Việt tại các sân chơi nhan sắc trên thế giới. Tuy nhiên, cũng chính họ lại là những chủ nhân của nhiều cuộc khẩu chiến với fan sắc đẹp ở nhiều quốc gia khác.
Fan sắc đẹp Việt có thể đứng ra bênh vực Thiên Ân khi bị body shaming trong khi chỉ cách đó ít ngày, họ lại là đối tượng miệt thị ngoại hình thí sinh đến từ Hàn Quốc, tấn công người đẹp Thái Lan trên mạng xã hội.
Rõ ràng, khán giả có quyền lực của mình khi phản đối hay ủng hộ nghệ sĩ, hoa hậu nào đó. Nhưng để làm tôn lên giá trị của người mình yêu mếm và hạ thấp giá trị của người khác liệu còn đúng đắn?
Khi thần tượng hoa hậu nào, họ sẵn sàng biến thành fan cuồng, bảo vệ hết mình và quên ăn, ngủ để “cày bình chọn” cho các thí sinh.
Khi Đoàn Thiên Ân - đại diện Việt Nam tại tại Miss Grand International 2022 bị ông Nawat Itsaragrisil miệt thị ngoại hình - cộng đồng fan sắc đẹp đã thể hiện sự phẫn nộ bằng cách để lại hàng nghìn bình luận phản đối kèm hashtag #ngungbodyshaming trên fanpage Hoa hậu Hòa bình Quốc tế lẫn trang cá nhân của Chủ tịch Miss Grand International. Fan bức xúc yêu cầu ông Nawat Itsaragrisil phải xin lỗi Đoàn Thiên Ân.
Tuy nhiên, khó hiểu ở chỗ đại bộ phận người hâm mộ cho rằng những việc làm kể trên của họ nhằm nâng tầm vị thế nhan sắc Việt trên bản đồ sắc đẹp thế giới. Nhưng cũng chính họ lại nhiều lần có những hành động xấu xí như body shaming (miệt thị ngoại hình) người đẹp Hàn Quốc tại Miss Grand International 2022 hay tấn công thí sinh Engfa - đến từ Thái Lan trên các nền tảng mạng xã hội, để lại ấn tượng xấu trong mắt của bạn bè quốc tế.
Sau một đêm, người đẹp Thái Lan trở thành nạn nhân bắt nạt trực tuyến từ fan sắc đẹp Việt Nam. Thí sinh này thậm chí phải lên tiếng trên trang cá nhân sau khi bị chê bai.
Engfa cho biết không vì bị chỉ trích mà cô có định kiến rằng người Việt Nam không dễ thương vì cô có những người bạn rất đáng yêu ở đất nước này.
"Tôi không thể ngăn được cảm xúc và suy nghĩ của các bạn nhưng tôi chọn cách kiểm soát tâm trí, cảm xúc của mình. Tôi sẽ không ghét bạn và không hành xử như những gì mà các bạn đã làm với tôi. Tôi đã đến Việt Nam một lần. Mọi người chào đón tôi và rất tốt bụng. Tôi yêu họ và tôi yêu Việt Nam. Xin cảm ơn những khán giả Việt Nam. Có rất nhiều người yêu thương và ủng hộ tôi, yêu các bạn", cô nói.
Không chỉ người đẹp quốc tế, nhiều thí sinh thi hoa hậu trong nước cũng từng trở thành nạn nhân của fan Việt. Cuối tháng 6, hai người đẹp Hương Ly và Lệ Nam cũng từng nếm trải cảm giác bị bắt nạt trực tuyến sau màn ứng xử bằng tiếng Anh thiếu lưu loát trong đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022.
Khi nhận xét về cộng đồng fan sắc đẹp Việt, bà Phạm Kim Dung - Chủ tịch công ty Sen Vàng - ghi nhận sự nhiệt huyết, hết mình của họ trải qua nhiều mùa hoa hậu.
Trong cuộc khẩu chiến giữa ông Nawat và fan Việt, bà Dung nhận định: “Phần đông fan sắc đẹp là các bạn trẻ. Tôi thấy đây là cảm xúc bình thường của các bạn fan trẻ. Bởi các bạn trẻ nên thể hiện cảm xúc vui, giận, đến và đi rất nhanh chóng”.
Như vậy cũng có thể thấy rằng, đại đa số bộ phận khán giả đang nghĩ rằng họ có quyền lực yêu mến hay tẩy chay một người nào đó của công chúng. Mà bản thân họ cũng chưa hiểu rõ từng lĩnh vực sẽ có những quy định cụ thể.
Đúng là họ có những quyền đó nhưng sử dụng như thế nào cũng không phải ai cũng hiểu. Đừng chỉ nghĩ riêng cho bản thân mình và những người ta bảo vệ, còn người khác thì mặc kệ.
Hãy là những khán giả công tâm, bảo vệ những gì thuộc về chúng ta nhưng cũng đừng đi xúc phạm hay bôi nhọ người khác. Lên tiếng chỉ trích về một hành động xấu mà họ cũng không biết vô tình hay cố ý mình cũng còn xấu hơn họ.